9. Kết cấu của Luận văn
2.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển của Trường ĐHBKHN
Trƣờng đại học Bách Khoa Hà Nội đƣợc thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 06/03/1956. Đây là trƣờng đại học kỹ thuật đầu tiên của nƣớc ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sƣ công nghiệp. Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trƣờng ĐHBK Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1956-1965:
Trong giai đoạn này thế hệ cán bộ và sinh viên của Trƣờng đã trải qua chặng đƣờng đầu tiên với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhà trƣờng đã bắt đầu gần nhƣ từ không đến có để trở thành một trƣờng đại học kỹ thuật công nghiệp tƣơng đối hoàn chỉnh. Ngày 15/10/1956, tại thủ đô Hà Nội, trƣờng đã chính thức làm Lễ khai giảng khoá học chính quy đầu tiên cho gần 1000 sinh viên thuộc 14 chuyên ngành của 4 Liên khoa Cơ - điện, Mỏ – Luyện kim, Hoá - Thực phẩm và Xây dựng. Trong giai đoạn này Nhà trƣờng đã đào tạo khoảng 4000 kỹ sƣ công nghiệp hệ chính quy, thực hiện hơn 100 đề tài NCKH và hợp đồng kinh tế – kỹ thuật phục vụ sản xuất và chiến đấu.
Giai đoạn này Trƣờng đã không ngừng phát triển về số lƣợng, nâng cao về chát lƣợng toàn diện để phục vụ nhiệm vụ chính trị tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc và xây dựng Chủ nghĩâ xã hội trƣớc mắt và lâu dài. Gắn nội dung giảng dạy và NCKH với cuộc cách mạng kỹ thuật, đào tạo cán bộ thích ứng với yêu cầu về kinh tế, quốc phòng của đất nƣớc. Trƣờng đã đào tạo đƣợc fần 7000 sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy và 2302 sinh viên hệ tại chức thuộc 58 chuyên ngành. Hƣởng ứng phong trào “ba sẵn sàng”, gần 200 cán bộ và 2700 sinh viên lần lƣợt nhập ngũ bổ sung kịp thời một số đáng kể cán bộ kỹ thuật cho quân đội.
Giai đoạn 1975-1985:
Trƣờng đã triển khai và thực hiện kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật cho cả nƣớc về số lƣợng, chất lƣợng và đa dạng ngành nghề. Nhà trƣờng đã tiến hành cải tiến nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, kết hợp học với hành, kết hợp nghiên cứu tại Trƣờng với phục vụ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu cán bộ KHKT trình độ cao, năm 1976 Trƣờng đã mở hệ đào tạo sau đại học và năm 1979 bắt đầu tuyển nghiên cứu sinh thuộc 9 chuyên ngành. Trong giai đoạn này, đƣợc sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đƣợc hiện đại hoá. Việc đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ giai đoạn này đã tiến bộ vƣợt bặc, tính đến năm 1985 số cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy là 1467 ngƣời, trong đó có trên 33% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học và đã đào tạo gần 9000 kỹ sƣ hệ chính quy, 220 kỹ sƣ hệ tại chức và 26 tiến sĩ, phó tiến sĩ.
Giai đoạn 1986 đến nay:
Thực hiện mục tiêu chiến lƣợc xây dựng trƣờng ĐHBK Hà Nội không chỉ là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung tâm NCKH-CGCN tiên tiến của cả nƣớc. Nhà trƣờng đã tăng cƣờng quy mô đào tạo của cả hệ đại học và sau đại hoc, đa dạng hoá loại hình đào tạo, mở
42
trình và phƣơng thức đào tạo. Trƣờng ĐHBK Hà Nội đang đào tạo trên 40000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh với 67 chuyên ngành đại học và 33 chuyên ngành cao học, 57 chuyên ngành tiến sĩ. Trong giai đoạn này, Nhà trƣờng đã đẩy mạnh công tác NCKH- CGCN và sản xuất kinh doanh, đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chát lƣợng đào tạo, là thƣớc đo uy tín và trình độ của một trƣờng đại học. Vị thế của ĐHBK Hà Nội trong hợp tác quốc tế và hiệu quả từ các mối hợp tác này mang lại cho Trƣờng ngày càng tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Hiện nay Nhà trƣờng có quan hệ hợp tác trong đào tạo, NCKH với trên 200 trƣờng đại học, trung tâm NCKH, viện nghiên cứu và tổ chức giáo dục của 32 quốc gia trên thế giới, là thành viên của 8 tổ chức mạng lƣới đại học quốc tế. Bộ Giáo dục - đào tạo đã giao cho Trƣờng thực hiện hai chƣơng trình đào tạo tiên tiến là chƣơng trình Cơ - Điện tử và Công nghệ Vật liệu hƣớng tới những nội dung chƣơng trình hiện đại nhất của các nƣớc.
Năm 1999, mục tiêu của Nhà trƣờng đƣợc xác định trong Kế hoạch chiến lƣợc phát triển trƣờng ĐHBK Hà Nội 2006-2020 : “Trường ĐHBK Hà Nội là trường đại học khoa học công nghệ trọng điểm hàng đầu của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và sau đại học và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực với chất lượng cao. Trường là địa chỉ và đối tác tin cậy của xã hội, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, góp phần tích cực có hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”.
Năm 2006, Nhà trƣờng đã xây dựng đề án: “Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trường đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2006-2030”. Ngày 01/02/2007, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 668/QĐ-BGDĐT phê duyệt bản đề án này. Đây là một tín hiệu tốt mở đƣờng cho ĐHBK Hà Nội sớm đạt đƣợc mục tiêu trở thành một đại học nghiên cứu, đạt đẳng cấp cao theo chuẩn mực quốc tế, góp phần tích cực và hiệu quả hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.