Hiệu quả quản lý chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 81)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.5.Hiệu quả quản lý chuyển giao công nghệ

Nhƣ đã trình bày tại chƣơng 1, hiệu quả quản lý công nghệ, bao gồm các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh... trong đó các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích có thể đã đƣợc cấp patent hoặc chƣa/không đƣợc cấp patent (gọi tắt là công nghệ), đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đƣợc đo bằng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế.

Hoạt động KH&CN ở các trƣờng đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển tiềm lực khoa học của đất nƣớc. Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những trƣờng đại học đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp KH&CN nƣớc nhà. Số lƣợng hợp đồng chuyển giao công nghệ và doanh thu từ những hợp đồng này đã tăng lên thể hiên qua các số liệu dƣới đây.

Bảng 13

Số hợp đồng CGCN và doanh thu đã thực hiện

Khối 2002 2003 2004 2005 2006 Số hợp đồng Doanh thu (tỷ Số hợp đồng Doanh thu (tỷ Số hợp đồng Doanh thu (tỷ Số hợp đồng Doanh thu (tỷ Số hợp đồng Doanh thu (tỷ

VNĐ) VNĐ) VNĐ) VNĐ) VNĐ) Công Ty 267 42,000 243 40,000 312 64,560 324 63,216 289 67,714 Các Viện Trung tâm 197 32,181 385 41,838 416 43,897 434 48,655 461 64,232 Các khoa 3 1,100 3 0,320 2 0,400 5 0,910 1 0,200 Tổng 467 75,281 631 82,158 730 108,857 763 112,781 751 132,00 Số lƣợng Hợp đồng CGCN là: 3.342 Tổng doanh thu là: 511,077 tỷ VNĐ

Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu do giảng viên Trƣờng ĐHBKHN tiến hành:

- Giải nhất giải thƣởng khoa học công nghệ VIFOTEC:

+ Đề tài Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và lắp đặt vòm Compozit che máy bay chiến đấu

+ Đề tài Các vật liệu tổ hợp chất lượng cao có sử dụng nguyên liệu Việt Nam do GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu làm chủ nhiệm đề tài.

+ Đề tài Nghiên cứu thiết kế chế tạo, lắp đạt và hiện đại hóa thiết bị sản xuất bia, thiết bị tái chế nhựa phế thải, một số thiết bị công nghiệp giấy với sử dụng kỹ thuật tự động hóa do PGS.TS. Đinh Văn Nhã, PGS.TS. Đinh Văn Thuận làm chủ nhiệm đề tài.

- Giải nhì giải thƣởng khoa học công nghệ VIFOTEC, đề tài Nghiên cứu vật liệu Anốt hy sinh mới để chống ắn mòn cho các công trình thép trong biển Việt Nam do GS.TS. Phan Lƣơng Cầm làm chủ nhiệm đề tài.

- Giải thƣởng “KOVALEVSKAIA”, ngƣời đạt giải: GS.TS. Phan Lƣơng Cầm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ăn mòn và Bảo vệ kim loại

Các đề tài, dự án điển hình được ứng dụng hiệu quả và đưa vào sản xuất:

82

- Cụm công trình “Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá trong công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm” đã đƣợc ứng dụng thành công vào thực tế sản xuất, tạo ra những cơ sở sản xuất ở các địa phƣơng, làm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, giúp xoá đói giảm nghèo cho nhiều vùng kinh tế, đồng thời giải quyết nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động có thu nhập ổn định. đề tài đã đƣợc nhận: giải Nhất VIFOTEC năm 2000, 2004; Giải thƣởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2005.

- Trong lĩnh vực sản xuất năng lƣợng: công trình “Hoàn thiện công nghệ chế tạo bộ chỉnh lƣu dùng cho kích từ máy phát của các nhà phát điện” đã mở ra hƣớng sản xuất trong nƣớc thay thế nhập ngoại, đƣợc triển khai lắp đạt tại nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Huy chƣơng vàng tại Hội chợ Techmart Việt Nam năm 2003 và đƣợc cấp Bằng sáng chế năm 2005.

- Dự án cấp Nhà nƣớc “Hoàn thiện công nghệ chế tạo dàn làm mát không khí cho máy phát thuỷ điện” đã đƣợc ứng dụng tại 4 nhà máy thuỷ điện: Hò Bình, Trị An, Thác Mơ, Yaly, đã lắp đặt vận hành ổn định, dễ dàng, linh kiện thay thế do trong nƣớc sản xuất, giá thành bằng 60% so với sản phẩm cùng loại nhập ngoại, tiết kiệm ngân sách hơn 20 tỷ VNĐ. Công trình đƣợc giải thƣởng VIFOTEC 2001 và Huy chƣơng vàng tại Techmart 2001.

- Trong lĩnh vực cơ khí: Công trình “Máy uốn lốc tấm lợp kim loại diều khiển theo chƣơng trình PLC” chế tạo ra tấm lợp có chiều dài bất kỳ, đa dạng về hình dáng, máy điều khiển theo chƣơng trình cài đặt sẵn. Giá thành một dây chuyền từ 300-500 triệu VNĐ, đã chuyển giao đƣợc 27 dây chuyền cho các doanh nghiệp. Công trình đƣợc giải Huy chƣơng vàng tại Techmart 2003.

- Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu phục vụ sản xuất bảo vệ môi trƣờng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam” đã chuyển giao đƣợc dây chuyền sản xuất công suất 3000 tấn/năm, trị giá 4,8 tỷ VNĐ cho Tổng công ty xây dựng Miền Trung (Quảng Bình) và hiện đang có kế hoạch triển khai nhà máy tại Hà Nội, Thanh Hoá, Hải Phòng và Quảng Nam. Công trình đạt giải nhất giải sáng tạo

KHCN Việt nam 2005, Giải thƣởng WIPO năm 2004, 1 bằng độc quyền sáng chế.

Ngoài ra còn nhiều công trình đã đƣợc triển khai khắp toàn quốc trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, xử lý về môi trƣờng … đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế địa phƣơng và cả nƣớc. Tuy nhiên tỷ lệ đề tài sau khi nghiệm thu có thể triển khai vào sản xuất chƣa cao, kinh phí hạn hẹp đã hạn chế rất nhiều đến kết quả triển khai sản xuất thử.

Từ kết quả của đề tài “Vòi phun bơm cao áp”, tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật cơ khí chính xác đã nghiên cứu và sản xuất thành công các hệ thống bơm thuỷ lực cùng nhiều loại sản phẩm cơ khí chính xác khác cung cấp cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài nƣớc.

Chƣơng trình cấp Nhà nƣớc về đảm bảo kỹ thuật cho các thiết bị, dây chuyền sản xuất tự động nhập ngoại (52-B) đã giúp nhiều cơ sở sản xuất trong nƣớc vƣơn lên làm chủ công nghệ và thiết bị hiện đại của nƣớc ngoài nhƣ Xi măng Hoàng Thạch, Giấy Bãi Bằng…

Chƣơng trình cấp Nhà nƣớc về “Phƣơng pháp công nghệ mới tạo các sản phẩm có giá trị kinh tế để sử dụng trong công nghiệp Thực phẩm, Dƣợc phẩm, Hoá học và trong các lĩnh vực công nghiệp khác” đã nghiên cứu thành công quy trình công nghệ lên men, sản xuất thử nghiệm axit axetic từ dấm ở dạng pilot và chế tạo thiết bị lên men.

Đề tài KC 05-14 về triển khai chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở nhựa epoxy và sợi thuỷ tinh đã cung cấp hàng choc loại sản phẩm phục vụ dân sinh và quốc phòng nhƣ thuyền thoi thể thao, thuyền Bacba, xuồng công tác, các loại canô, bể mạ, bể chứa hoá chất ăn mòn, các khiên chắn bảo vệ trong lực lƣợng công an và đặc biệt các vòm che máy bay …

Đề tài Chế tạo bộ làm mát máy phát điện 240MW cho Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã tiết kiệm cho Nhà nƣớc hàng chục tỷ đồng.

84

Kết quả “Nghiên cứu công nghệ xử lý bề mặt nhằm nâng cao tuổi thọ của các chi tiết máy” đã đƣợc áp dụng trong nhiều lĩnh vực kỹ thuật và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo thống kê, trong tổng số đề tài cấp Nhà nƣớc do Trƣờng đảm nhiệm, sau nghiệm thu có khoảng 15% đƣợc chuyển sang dự án sản xuất thử

(Nguồn: Phòng KH&CN Trường ĐHBKHN), ví dụ nhƣ các đề tài thuỷ điện nhỏ, ứng dụng pin mặt trời để chiếu sáng ở các vùng nông thôn, chế tạo ống máng bằng vật liệu compozit, chế tạo gối cầu cao su bản thép thế hệ 3, xử lý khí SO2 cho Nhà máy hoá chất Long Thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm qua một số nét về hiệu quả quản lý công nghệ cho thấy chúng đƣợc đo bằng chỉ số công nghệ đƣợc chuyển giao và lợi nhuận do việc chuyển giao công nghệ mang lại.

Tuy nhiên, qua số liệu thống kê chỉ dừng lại con số 15% nhƣ vừa nêu là chƣa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế đối với các đề tài cấp Nhà nƣớc do Nhà trƣờng đảm nhiệm, còn hiệu quả kỹ thuật thì tất nhiên không thể thống kê chính xác đƣợc, nhƣng ngoài những lợi ích kinh tế mà các đề tài mang lại thì mức độ đóng góp cho kỹ thuật là không nhỏ. Qua khảo sát cho thấy hiệu quả quản lý chuyển giao công nghệ mới chỉ đo đƣợc qua lợi nhuận do việc chuyển giao công nghệ mang lại, mà chƣa tính đến việc có thể thu đƣợc lợi nhuận hiều hơn qua việc xác định các hình thức của license (độc quyền, không độc quyền, đơn giản, thứ cấp...), các cấp độ của chuyển giao công nghệ, các hình thức thanh toán...

Tóm lại:

Trong chƣơng 2, luận văn đã khảo sát thực tiễn tại Trƣờng ĐHBKHN và đề cập đến hiệu quả quản lý TSTT đƣợc tạo ra nguồn kinh phí nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua:

- Hiệu quả quản lý giáo trình, bài giảng;

- Hiệu quả quản lý chuyển giao công nghệ.

Trong đó các vấn đề đã đặt ra cần phải giải quyết để quản lý có hiệu quả TSTT đƣợc tạo ra nguồn kinh phí nhà nƣớc là: việc phân định lợi nhuận thu đƣợc do xuất bản giáo, trình bài giảng; nguyên tắc xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu do sinh viên thực hiện; Quyền nhân thân đối với kết quả nghiên cứu thuộc về ai? Sinh viên hay ngƣời hƣớng dẫn khoa học? Có thể thu đƣợc lợi nhuận hiều hơn trong quá trình chuyển giao công nghệ đƣợc thể hiện qua TSTT.

86

CHƢƠNG 3.

CÁC GIẢI PHÁP THÔNG QUA CHÍNH SÁCH KH&CN ĐỂ QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐƢỢC TẠO RA

TỪ NGUỒN KINH PHÍ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 81)