Quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 35)

9. Kết cấu của Luận văn

1.4.2. Quy định của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Quy định về Hoạt động SHTT trong Trƣờng ĐHBK Hà Nội đã đƣợc Hiệu trƣởng ký ban hành kèm theo Quyết định số: 150/QĐ-ĐHBK-KHCN ngày 30 tháng 5 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 08 năm 2008. Nhƣ vậy, quy định này của Nhà trƣờng đã đƣợc ban hành sớm hơn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục đích của quy định về quản lý và sử dụng sản phẩm trí tuệ là để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc bảo vệ quyền sỡ hữu và sử dụng các sản phẩm và tài sản trí tuệ do Trƣờng hoặc cán bộ, sinh viên của Trƣờng thực hiện.

Đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm 3 loại:

- Đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý.

- Đối tƣợng quyền tác giả bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tƣợng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hoá, chƣơng trình máy tính.

- Đối tƣợng quyền đối với giống cây trồng là: giống cây trồng và vật liệu nhân giống.

Trách nhiệm quản lý sản phẩm và tài sản trí tuệ tại Trƣờng ĐHBK là Phòng Khoa học - Công nghệ trong phạm vi và quyền hạn của mình thực hiện tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ của Trƣờng.

Các sản phẩm và tài sản trí tuệ do Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội thống nhất quản lý:

- Là các sản phẩm và tài sản trí tuệ đƣợc hình thành trên cơ sở sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nƣớc hay hợp tác quốc tế đƣợc phân bổ thông qua Trƣờng hoặc kinh phí tự có của Trƣờng, sử dụng cơ sở vật chất của Trƣờng báo gồm các đối tƣợng sau:

- Các đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý (chƣa đƣợc hay đã đƣợc cấp Bằng độc quyền hay giấy chứng nhận); - Các đối tƣợng quyền tác giả bao gồm: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (bao gồm cả chƣơng trình máy tính, cơ sở dữ liệu,...) và đối tƣợng quyền liên quan đến quyền tác giả;

- Các đối tƣợng quyền đối với giống cây trồng.

- Tất cả các công trình khoa học (các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, linh phụ kiện mới, các máy móc, thiết bị mới chế tạo, quy trình công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới) là kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án các cấp.

- Đối với các sản phẩm liên kết với các đơn vị ngoài Trƣờng, sẽ có văn bản thỏa thuận riêng cho từng trƣờng hợp tùy thuộc vào sự đóng góp của các bên.

Trƣờng ĐHBK có thể đƣợc coi là đơn vị có nhiều tài sản trí tuệ thuộc nhóm sở hữu công nghiệp nhất trong số các đơn vị giáo dục đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Quy định trên đây đã góp phần không nhỏ trong hoạt động đào tạo và hoạt động KH&CN của Nhà trƣờng. Việc quản lý tài sản trí tuệ đƣợc tạo ra từ nguồn kinh phí nhà nƣớc tại Trƣờng ĐHBK nhƣ thế nào, chƣơng 2 của luận văn sẽ làm rõ.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)