Quản lý TSTT thông qua việc xác định quyền của tác giả kết quả nghiên

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 87)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.1.Quản lý TSTT thông qua việc xác định quyền của tác giả kết quả nghiên

chủ sở hữu kết quả nghiên cứu

3.1.1. Quản lý TSTT thông qua việc xác định quyền của tác giả kết quả nghiên cứu nghiên cứu

Trƣớc hết cần nhấn mạnh là thuật ngữ quyền của tác giả đƣợc sử dụng trong mục này rất khác với thuật ngữ quyền tác giả, bởi lẽ:

- Quyền tác giả bao gồm: quyền nhân thân và quyền tài sản đối với kết quả nghiên cứu;

- Quyền của tác giả bao gồm: quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả đối với kết quả nghiên cứu, quyền đƣợc nhận thù lao (trong nhóm quyền tài sản) của tác giả khi kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng trong thực tế.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, việc xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa trong việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu mà còn có ý nghĩa đối với danh dự và uy tín của tác giả - ngƣời sáng tạo ra kết quả nghiên cứu.

Luật SHTT (một dạng của chính sách KH&CN) chỉ xác định một cách đơn thuần: tác giả là ngƣời trực tiếp sáng tạo nên kết quả nghiên cứu. Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu là ngƣời đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất cho tác giả sáng tạo nên kết quả nghiên cứu. Nhƣng trong thực tế việc không xác định đƣợc quyền của tác giả bao gồm những quyền gì đối với kết quả nghiên cứu, nghĩa vụ của chủ sở hữu kết quả nghiên cứu đối với tác giả bao gồm những gì thì khó có thể thúc đẩy đƣợc quá trình sáng tạo của tác giả, dẫn đến việc quản lý TSTT kém hiệu quả.

Để tìm hiểu về vấn đề này, tác giả luận văn đã phỏng vấn sâu một chuyên gia của Cục SHTT, kết quả thu đƣợc: ”Các công trình nghiên cứu của sinh viên trong các trường đại học ngày càng phong phú. Nhưng khi đề cập đến chủ sở hữu để tiến hành công tác bảo hộ quyền SHTT lại gặp không ít vướng mắc. Ngoài các đề tài, dự án, nhiệm vụ được giao, trường đại học cũng có các đề tài nghiên cứu riêng của các nhà khoa học hoặc trường cử cán bộ đi nghiên cứu. Đối với các đề tài, dự án được giao kinh phí Nhà nước thì được xác lập quyền sở hữu của nhà nước. Vậy các đề tài riêng thì có được xác lập quyền sở hữu cho trường hoặc cá nhân. Nếu một số nhà khoa học có đề tài riêng nhưng khi triển khai cần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thì xác lập chủ sở hữu cho ai. Hoặc một số nhà khoa học ở trường đại học A có đề tài riêng, nhưng khi nghiên cứu có sử dụng phương tiện cơ sở vật chất của trường đại học B, chủ sở hữu là ai. Sinh viên nghiên cứu khoa học được nhận hỗ trợ tài chính dưới hình thức tiền công, tiền thù lao, thu nhập, hay tài trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu ở mức rất khiêm tốn, đòi hỏi nỗ lực trí tuệ rất lớn từ các nhà nghiên cứu nhưng nhưng không được ghi nhận là chủ sở hữu TSTT. Đó là những bài toán cần có lời giải nhằm xây dựng niềm tin cho các nhà khoa học”.

88

Tác giả luận văn cũng tiến hành phỏng vấn một giảng viên là tác giả của nhiều công trình khoa học và giáo trình ở bậc đại học và sau đại học, thu đƣợc kết quả: ”Chúng tôi viết giáo trình hoàn toàn không nhằm mục đích lợi nhuận, mà đặt trách nhiệm của mình đối với hiệu quả khoa học và hiệu quả đào tạo. Nhưng cần phải thấy rằng kinh phí của Nhà nước chi cho tác giả nghiên cứu là quá ít, trong nhiều trường hợp nó không đủ chi phí cho công lao động của tác giả”.

(Nam, 51 tuổi, PGS.TS, giảng viên đại học)

Trong thực tế việc xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu lại không đơn giản, nhiều khi nó không có tác dụng kích thích khả năng sáng tạo của tác giả. Điều 26.1. Luật KH&CN chỉ quy định đơn giản: “Tổ chức, cá nhân đầu tư cho việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình khoa học và công nghệ là tác giả của công trình đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác trong hợp đồng khoa học và công nghệ”.

Quy định trên đây chƣa giải quyết đƣợc các trƣờng hợp cụ thể: kết quả nghiên cứu là sự sáng tạo của nhiều tác giả với các mức độ đóng góp khác nhau; kết quả nghiên cứu do nhiều ngƣời đầu tƣ tài chính để thực hiện; kết quả nghiên cứu vừa đƣợc bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả, vừa đƣợc bảo hộ theo pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp; cũng chƣa giải quyết đƣợc việc phân định quyền sở hữu đối với kết quả nghiên cứu trong trƣờng hợp “sáng chế công vụ” (Employee Invention)…

Nội dung của kết quả nghiên cứu cơ bản không đƣợc bảo hộ theo pháp luật về sáng chế, nhƣng bản viết về nó lại là tác phẩm khoa học và đƣợc bảo hộ theo quy định tại điều 14.1.a. Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) và điều 2.1. Công ƣớc Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 10

.

10

Xin tham khảo thêm: Trần Văn Hải, Bàn về các thuật ngữ “phát minh”, “phát hiện”, “sáng chế”. Tạp chí

Nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn thì nó chỉ tồn tại nhƣ một tác phẩm khoa học và đƣợc bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả.

Nhƣng nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm thuộc lĩnh vực công nghệ thì ngoài việc bản viết về chúng là tác phẩm khoa học thì nội dung của chúng còn đƣợc bảo hộ theo pháp luật sở hữu công nghiệp. Nếu kết quả nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm hội tụ đủ 3 tiêu chí: tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì nó đƣợc bảo hộ là sáng chế, còn nếu chúng không hội tụ đủ 3 tiêu chí vừa nêu thì chúng đƣợc bảo hộ theo cơ chế thông tin bí mật.

Kết quả nghiên cứu là tác phẩm khoa học

Tác giả của tác phẩm khoa học có các quyền nhân thân, đó là quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên đối với tác phẩm và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Các quyền nhân thân này vĩnh viễn thuộc về tác giả, kể cả trƣờng hợp tác giả không là chủ sở hữu tác phẩm khoa học.

Nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm khoa học thì tác giả là chủ sở hữu tác phẩm này. Trong thực tế nghiên cứu khoa học, ngƣời đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật phần lớn là tổ chức (có thể dùng ngân sách Nhà nƣớc) hoặc cá nhân khác, bởi vậy những ngƣời này mới là chủ sở hữu tác phẩm khoa học. Chủ sở hữu có quyền công bố tác phẩm khoa học, đồng thời có toàn bộ nhóm quyền tài sản đƣợc quy định tại điều 20 của Luật SHTT.

Trƣờng hợp sinh viên của các trƣờng đại học thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên và đƣợc nhà trƣờng (dùng ngân sách Nhà nƣớc) hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, có ý kiến cho rằng trong trƣờng hợp này Nhà nƣớc (mà đại

90

này không đồng ý với ý kiến vừa nêu, bởi lẽ không thể coi việc hỗ trợ kinh phí nhƣ là sự đầu tƣ tài chính để tác giả thực hiện nghiên cứu khoa học. Do đó, tác giả mới là chủ sở hữu kết quả nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu là sáng chế

Tác giả sáng chế có các quyền nhân thân, đó là đƣợc ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền sáng chế, đƣợc nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế. Nhƣ vậy, khác với tác giả của tác phẩm khoa học, tác giả sáng chế không có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của sáng chế, hay nói cách khác, tác giả sáng chế không có quyền ngăn cấm chủ sở hữu sáng chế hoặc ngƣời sử dụng sáng chế cải tiến sáng chế.

Nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để nghiên cứu tạo nên giải pháp kỹ thuật đƣợc bảo hộ là sáng chế thì tác giả là chủ sở hữu sáng chế. Trong thực tế thì ngƣời đầu tƣ tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật phần lớn là tổ chức hoặc cá nhân khác, do đó chính những ngƣời này mới là chủ sở hữu sáng chế. Một trong những quyền quan trọng của chủ sở hữu sáng chế là đƣợc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (license sáng chế) cho ngƣời khác, vì sáng chế là một dạng tài sản vô hình, bởi vậy chủ sở hữu có thể đồng thời license (không độc quyền) sáng chế cho nhiều ngƣời khác nhau.

Việc phân định quyền lợi vật chất đối với sáng chế giữa tác giả sáng chế và chủ sở hữu sáng chế trong trƣờng hợp vừa nêu không khó, nó căn cứ vào thỏa thuận giữa các bên hoặc theo luật định. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả là 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu đƣợc do sử dụng sáng chế, 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận đƣợc trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do license sáng chế.11

Nhƣ vậy, tác giả của kết quả nghiên cứu ngoài việc có quyền nhân thân đối với kết quả nghiên cứu thì phải đƣợc có quyền nhận thù lao từ lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11

thu đƣợc do áp dụng kết quả nghiên cứu. Việc áp dụng này đƣợc tính cả đối với trƣờng hợp xuất bản giáo trình, bài giảng.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 87)