9. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Tình trạng làm chậm việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Tại Hội nghị kỷ niệm 10 năm hoạt động và phát triển của Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (1992-2002). Giáo sƣ Trần Phƣơng, nguyên Phó Thủ tƣớng Chính phủ, Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã nói, đại ý: thành công lớn nhất của Hội khoa học kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua là đã tìm ra đƣợc cho mình một con đƣờng đi duy nhất đúng là đã bán đƣợc sản phẩm của mình. Hay nói cách khác hoạt động KH&CN muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì phải tìm đƣợc ngƣời mua sản phẩm của mình.
Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã đẻ ra bao nhiêu hạn chế. Tính bình quân chủ nghĩa và tƣ tƣởng “cào bằng” đã tạo ra một lớp ngƣời chủ yếu sống dựa dẫm ỷ lại vào nhà nƣớc. Đội ngũ trí thức (trong đó có các nhà KH&CN) của nƣớc ta cũng không phải là ngoại lệ của tƣ tƣởng trên. Chính vì thế, biết bao đề tài nghiên cứu khoa học hay dự án thử nghiệm ứng dụng KH&CN làm xong nghiệm thu rồi đem “bỏ vào ngăn kéo” còn nó có đƣợc ứng dụng hay không? Ai ứng dụng và đem lại lợi ích gì cho đất nƣớc, cho xã hội thì không cần biết. Còn nhớ, sau khi Liên Xô sụp đổ (1991) rất nhiều ngƣời ở Liên Xô cũ trở nên giàu có một cách nhanh chóng nhờ biết “rút từ két sắt ra”
96
những thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học của đất nƣớc Liên Xô vĩ đại đem ra ứng dụng hoặc chuyển giao cho nƣớc ngoài.
Chúng ta cũng đã có rất nhiều đề tài dự án mang tính khả thi cao nhƣng không đƣợc áp dụng. Nguyên nhân thì có nhiều nhƣng tựu trung lại có mấy nguyên nhân chính sau đây:
- Một là do cơ chế chính sách của Nhà nƣớc chƣa phù hợp, chƣa tạo ra đƣợc đòn bẩy làm động lực thúc đẩy và nâng đỡ sự sáng tạo. Cho nên ngƣời làm nhiều, suy nghĩ nhiều chỉ mệt xác (và có khi còn khuyết điểm nữa) và thu nhập của họ không đƣợc hơn ngƣời khác.
- Hai là, gần đây khi mà sự hội nhập khu vực và quốc tế càng thuận lợi và rộng rãi thì rất nhiều ngƣời (trong đó có cả cơ quan quản lý Nhà nƣớc) cho rằng tốt nhất là nhập ngoại mua của nƣớc ngoài theo kiểu chìa khóa trao tay vừa nhanh, vừa tốt lại đƣợc lại quả. Đây là thực tế đáng buồn và là một trở lực khiến cho công nghệ và thành tựu, khoa học của ta khó đƣợc tiếp nhận và ứng dụng.
- Ba là, về phía chủ quan của các nhà KH&CN và các tổ chức KH&CN trong nƣớc là chậm đổi mới, thiếu cố gắng và thiếu vốn. Các nhà KH&CN có thói quen “bán cái mình có” chứ chƣa cnghĩ đƣợc rằng cần phải “bán cái mà xã hội và ngƣời tiêu dùng cần”. Vì vậy, những vấn để nghiên cứu và ứng dụng còn xa thực tế, chƣa thiết thực và nếu ứng dụng thì hiệu quả kinh tế - xã hội chƣa cao.
- Bốn là, thói quen tập quán của nhà đầu tƣ, nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào phát triển KH&CN.
Để có giải pháp cho vấn đề này, có thể tham khảo chính sách KH&CN của Hoa Kỳ, đó là vào năm 1943 khi chiến tranh thế giới thứ II còn 2 năm nữa mới kết thúc mà Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy gờ là Truman đã tiên lƣợng đƣợc rằng sau khi kết thúc chiến tranh sẽ có một số nhà KH&CN của nhiều nƣớc tìm đến nƣớc Mỹ. Vì vậy, ông lệnh cho Chính phủ Mỹ thành lập Quỹ ủng hộ
sáng tạo KH&CN gọi là „vƣờn ƣơm KH&CN”, một lĩnh vực đầu tƣ mạo hiểm. Quỹ này ban đầu chỉ có 20 triệu USD nhƣng đến năm 2003, nghe nói Quỹ này đã lên tới 200 tỷ USD (gấp 20.000 lần sau 60 năm). Chính vì vậy, nƣớc Mỹ mới có NASA và bao nhiêu sự vƣợt bậc khác trong lĩnh vực KH&CN so với thế giới.14