Thành lập cơ quan chuyên quản lý TSTT trong các trường đại học

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 107)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3.3. Thành lập cơ quan chuyên quản lý TSTT trong các trường đại học

Việc thành lập cơ quan chuyên quản lý TSTT trong các trƣờng đại học đã đƣợc nhiều nhà quản lý quan tâm, tác giả luận văn đã thu đƣợc kết quả trả lời phỏng vấn sâu:

“Việc thương mại hóa TSTT ở các trường đại học ở Việt nam đang còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng mất bản quyền khá phổ biến gây tâm lý chán nản cho người nghiên cứu. Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác SHTT trong nhiều năm qua chua được chú trọng, nhiều sản phẩm trí tuệ của các cán bộ trong Trường chưa được đăng ký bảo hộ độc quyền, chưa có một cơ quan chuyên trách nào theo dõi, tư vấn và hướng dẫn bảo đảm quyền lợi cho người nghiên cứu”.

“Các trường đại học cần thiết phải có các tổ SHTT hoặc văn phòng chuyên trách về SHTT và chuyển giao công nghệ. Cơ chế trả thù lao thấp nên không hấp dẫn và giữ chân các nguồn nhân lực tài năng, làm cạn kiệt nguồn

chất xám của trường đại học. Các trường đại học không đủ kinh phí, điều kiện để tự hiện đại và nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc tăng kinh phí cho hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học, quy định mức thù lao hợp lý là động lực thúc đẩy các nhà khoa học yên tâm cống hiến”.

(Nam, 33 tuổi, TS, chuyên viên phòng KH&CN, Trường ĐHBKHN)

Việc thành lập một cơ quan chuyên trách quản lý TSTT đƣợc tạo ra từ nguồn kinh phí nhà nƣớc trong các trƣờng đại học có tác động trên các mặt:

- Cung cấp đủ thông tin về hoạt động KH&CN;

- Đảm bảo quyền nhân thân và quyền tài sản đối với kết quả nghiên cứu; - Quản lý tốt việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ...

Ta có thể tham khảo mô hình này của Trƣờng ĐHBKHN.

Tại Hội thảo "Thương mại hóa tài sản trí tuệ” nhân ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới 26.4.2008, trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục SHTT, Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về Sở hữu trí tuệ (SVIP) và Trƣờng ĐHBKHN, TS Phan Quốc Nguyên, cán bộ phòng KH&CN thuộc Trƣờng ĐHBKHN đã trình bày những số liệu cụ thể cho thấy vai trò của văn phòng CGCN tại một số trƣờng đại học ở Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Inđônêxia, Malaixia, v.v., một số kinh nghiệm của Trƣờng ĐHBKHN trong việc thành lập và đƣa vào hoạt động Tổ Sở hữu trí tuệ trực thuộc Phòng KH&CN đồng thời nhấn mạnh việc cần thiết phải thành lập văn phòng hoặc bộ phận chuyên trách về CGCN và SHTT tại các trƣờng đại học ở Việt Nam. Tại các phiên thảo luận, nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia hội thảo đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo hộ quyền SHTT các kết quả nghiên cứu cũng nhƣ đến vai trò và trách nhiệm của Tổ Sở hữu trí tuệ trong việc tƣ vấn hỗ trợ các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong việc đăng ký xác lập, bảo hộ quyền SHTT và thƣơng mại hóa các TSTT.

108

khi thành lập đến 2006, tổ Sở hữu trí tuệ đã tiến hành đăng ký mới gần 30 sáng chế/GPHI và 15 nhãn hiệu với chủ sở hữu là Trƣờng ĐHBKHN.

Hiện nay, tổ Sở hữu trí tuệ trực thuộc Phòng KH&CN đƣợc phân công thực hiện các nhiệm vụ chính nhƣ sau:

- Tƣ vấn và hỗ trợ cho các cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên về đăng ký xác lập quyền SHTT;

- Theo dõi và bảo đảm quyền lợi cho các cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên đối với tài sản trí tuệ của họ;

- Khai thác và thƣơng mại hóa các tài sản trí tuệ này; - Thúc đẩy hoạt động SHTT trong và ngoài trƣờng; - Mở rộng và tăng cƣờng đào tạo về SHTT;

- Cung cấp thông tin về hoạt động SHTT, về thông tin sáng chế và các thông tin sở hữu công nghiệp khác;

- Hợp tác quốc tế về SHTT.

Có lẽ đây là một mô hình quản lý TSTT mà các trƣờng đại học khác nên tham khảo để quản lý hiệu quả TSTT đƣợc tạo ra nguồn kinh phí nhà nƣớc.

Tóm lại

Luận văn đã đề xuất các giải pháp về chính sách KH&CN để quản lý hiệu quả TSTT đƣợc tạo ra từ ngân sách nhà nƣớc, tập trung vào 3 nhóm giải phát chủ yếu:

- Giải quyết mối quan hệ liên quan đến lợi nhuận thu đƣợc từ việc áp dụng kết quả nghiên cứu giữa tác giả và chủ sở hữu;

- Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu;

KẾT LUẬN

Tài sản trí tuệ đang dần trở thành một loại tài sản có giá trị cao trong toàn bộ giá trị của một tổ chức. Tuy nhiên, đối với nhiều ngƣời, sở hữu trí tuệ vẫn còn là một khái niệm xa lạ, mơ hồ chứ chƣa nói đến việc xây dựng, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Tài sản trí tuệ đƣợc hiểu là các sản phẩm do trí tuệ con ngƣời sáng tạo ra thông qua các hoạt động tƣ duy, sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn học và nghệ thuật. Tài sản trí tuệ đƣợc bảo hộ bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể đƣợc xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhƣng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Tài sản trí tuệ đóng vai trò nhƣ là thƣớc đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Bằng việc xây dựng, phát triển và sở hữu các tài sản trí tuệ, uy tín và vị thế của một tổ chức luôn đƣợc củng cố và mở rộng; khả năng cạnh tranh, thị phần và doanh thu của doanh nghiệp đƣợc nâng cao.

Trong các giá trị của TSTT mang lại, thì TSTT đƣợc tạo ra từ nguồn kinh phí nhà nƣớc đóng vai trò không nhỏ, trong từng thời điểm nhất định chúng đã đóng vai trò chủ yếu của kết quả hoạt động KH&CN. Bởi vậy việc quản lý có hiệu quả TSTT dạng này luôn đặt ra những yêu cầu cấp bách, trong đó chính sách KH&CN ở tầm vĩ mô và cả tầm vi mô đóng vai trò quyết định đến hiệu quả quản lý TSTT.

Luận văn đã chứng minh sự tác động của chính sách KH&CN đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ đƣợc tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nƣớc.

110

KHUYẾN NGHỊ

Để quản lý có hiệu quả tài sản trí tuệ đƣợc tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nƣớc, luận văn khuyến nghị các cơ quan quản lý cần hoạch định chính sách KH&CN trên các khía cạnh:

- Đầu tƣ kinh phí thỏa đáng cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ để có thể tạo ra TSTT có chất lƣợng;

- Đánh giá hiệu quả của TSTT đồng thời trên các mặt đóng góp về thông tin, khoa học, đào tạo, kinh tế, xã hội, môi trƣờng, công nghệ, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng... Cần lƣu ý không quá thiên lệch về đánh giá hiệu quả kinh tế, khả năng ứng dụng ngay của kết quả nghiên cứu;

- Giải quyết thỏa đáng về mặt lợi nhuận giữa tác giả và chủ sở hữu kết quả nghiên cứu;

- Hiệu quả quản lý kết quả nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học phải đồng thời dựa trên các mặt: giáo trình, bài giảng, các công trình nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;

- Cần có một hệ thống quản lý SHTT và thực thi quyền SHTT hoạt động có hiệu quả để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của TSTT đối với đời sống kinh tế - xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bảy: Đào tạo và nâng cao nhận thức về Sở hữu trí tuệ, tạp chí Hoạt động Khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, Số 7/2007, từ trang 40 đến trang 41.

2. Bạch Thanh Bình: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam tại Nước Ngoài, Báo Dân chủ và Pháp luật, số 1/2007, trang 31.

3. Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

4. Cục Sở hữu trí tuệ: Báo cáo hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2005.

5. Cục Sở hữu trí tuệ: Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và phương hướng công tác năm 2008 về Sở hữu trí tuệ.

6. Phạm Hồng Cƣờng: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ quan trọng, Bản tin Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam, số 64 tháng 3/2007, từ tr 8 đến tr 10.

7. Vũ Cao Đàm, Đánh giá nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT, Hà Nội, 2005

8. Vũ Cao Đàm, Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008

9. Trần Văn Hải, Xác định chủ sở hữu kết quả nghiên cứu, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 3.2009

10. Trần Văn Hải, Bàn về các thuật ngữ “phát minh”, “phát hiện”, “sáng chế”, Tạp chí Hoạt động khoa học số 6.2007 (577), tr. 26 đến tr. 28 11. Nguyễn Văn Hoài: Thời báo kinh tế Việt Nam, số 281, ngày

22/11/2008, tr.10-11

112

hợp tác đặc biệt Việt Nam - Thuỵ Sỹ về Sở hữu trí tuệ, 2005).

13. Lê Vƣơng Long: Chuẩn mực pháp lý với quá trình hội nhập và phát triển ở nước ta hiện nay, Dân chủ và Pháp luật, Số 1.2007, tr 11.

14. Bình Nguyên: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Bản tin Sở hữu trí tuệ Việt Nam số 54 tháng 3/2006, trang 8 - 12.

15.Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Luật Dân sự, 2005.

16.Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật Sở hữu trí tuệ, 2005.

17. Các tài liệu có liên quan do Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội cung cấp.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến hiệu quả quản lý tài sản trí tuệ được tạo ra bằng nguồn kinh phí nhà nước (nghiên cứu trường hợp Đại học Bách Khoa (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)