Hạnh phúc là sự đánh giá chung nhất đời sống con người, là tổng hợp những yếu tố xã hội và cá nhân:

Một phần của tài liệu tài liệu môn Đạo đức học (Trang 26)

những yếu tố xã hội và cá nhân:

• Hạnh phúc bao hàm sự đánh giá về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời con người. Sựđánh giá đĩ vừa cĩ yếu tố cảm nhận của cá nhân đồng thời cĩ sựđánh giá và thừa nhận của xã hội. Cho nên hạnh phúc cĩ mặt cá nhân và mặt xã hội, cịn gọi là mặt chủ quan và mặt khách quan.

• Mặt cá nhân của hạnh phúc biểu hiện ở năng lực, ý chí, sự nổ lực của cá nhân

để thỏa mãn được nhu cầu của mình và giá trị của hạnh phúc của mỗi người cũng tùy thuộc vào sự nhận thức về giá trịở từng cá nhân.

Mỗi người khác nhau về lợi ích, nhu cầu và khát vọng cụ thể. Sự khác nhau đĩ

được giải thích bằng những phẩm chất và thiên hướng cá nhân ảnh hưởng bởi di truyền, những nhân tố dân tộc, xã hội và những điều kiện giáo dục, sinh hoạt.v.v...Do những khát vọng và lợi ích của mỗi người hết sức đa dạng nên niềm vui, hạnh phúc cũng khác nhau. Rất khĩ xác định người nào hạnh phúc và người nào khơng cĩ hạnh phúc, người nào hạnh phúc nhiều cịn ai hạnh phúc ít

hơn. Nhưng cĩ thể nhận định về hạnh phúc của mỗi cá nhân căn cứ vào tương quan giữa nhu cầu tinh thần và nhu cầu vật chất ở người đĩ và mức thỏa mãn những nhu cầu ấy; nghĩa là xem coi những lợi ích, nhu cầu nào được người đĩ quan tâm nhiều nhất. Đối với những người mà nhu cầu vật chất chiếm ưu thế

thì tiêu chuẩn chủ quan của họ về hạnh phúc sẽ là mức độ thỏa mãn những nhu cầu vật chất. Đối với kẻ phàm tục như Gorky đã nĩi: Hạnh phúc chẳng qua chỉ

là “làm rất ít, nghĩ rất ít và ăn rất nhiều”.

• Mặt xã hội của hạnh phúc là xã hội đánh giá và thừa nhận giá trị của cuộc sống của một con người.

Ở những trìnhđộ xã hội khác nhau, những nhu cầu về hạnh phúc và những tiêu chuẩn giá trịđểđánh giá hạnh phúc của con người cũng khác nhau. Xã hội càng phát triển thì việc tạo ra những điều kiện để con người hưởng thụ và cống hiến ngày càng địi hỏi cao hơn. Nhưng trong bất kỳ xã hội nào thì tiêu chuẩn khách quan của hạnh phúc đều là sự thống nhất lâu bền giữa sự khỏe mạnh, sự dồi dào vềđời sống vật chất và sự phong phú về tinh thần. Sự thống nhất và sự tương quan hợp lý giữa các lợi ích là tiêu chuẩn khách quan cho hạnh phúc chân chính của con người. Đạo đức chính thống của mọi xã hội bao giờ cũng thừa nhận ưu thế của những nhu cầu tinh thần so với những nhu cầu vật chất. Kẻ chỉ thấy hạnh phúc ở sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất khĩ mà cĩ được hạnh phúc bởi vì nhu cầu vật chất là nhu cầu tất yếu để tồn tại và duy trì khả

năng tổ chức của một sinh thể. Sự thỏa mãn nhu cầu vật chất bao hàm sự bảo hồ, nĩ thường ngắn ngủi và cĩ hạn. Nhu cầu tinh thần cĩ giá trị dài lâu và sự

thỏa mãn nhu cầu tinh thần bao hàm sự sáng tạo nhu cầu mới. Tuy nhiên khi nĩi đến ưu thế của nhu cầu tinh thần so với nhu cầu vật chất, ởđây chỉ muốn nĩi đến sự xác định cụ thể ý nghĩa và giá trị của các nhu cầu với mục đích chỉ ra tiêu chuẩn khách quan của hạnh phúc chân chính.

Mặt xã hội và mặt cá nhân của hạnh phúc quan hệ chặt chẽ nhau vì những nhu cầu phát triển của xã hội chi phối nhu cầu của mỗi cá nhân, định hướng cho mọi hoạt động và nổ lực của cá nhân để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Một phần của tài liệu tài liệu môn Đạo đức học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)