Thu nhập từ các ngành nghề

Một phần của tài liệu Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất16292820150227 (Trang 62)

- Điểm yếu (Weakness): những tố chất không phù hợp với công việc, tác phong nông nghiệp, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi cao,Ầ

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1.2. Thu nhập từ các ngành nghề

Quá trình thu hồi đất ở Cẩm Điền đã có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình. Nhìn chung, cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ở Cẩm Điền bao gồm nguồn thu từ các ngành nghề: sản xuất nông nghiệp, lƣơng lao động, KDDV, nghề mộc và LĐXK. Trong số 300 hộ gia đình đƣợc điều tra, do đặc trƣng riêng của từng nhóm hộ nên cơ cấu thu nhập của từng nhóm hộ có sự khác biệt trong thời gian 10 năm (trƣớc và sau khi thu hồi đất).

Đối với nhóm hộ 1 Ờ bị thu hồi đất dƣới 50% ta thấy: Sau thu hồi đất nông nghiệp, đến nay, tổng thu nhập bình quân của hộ tăng 2,9 lần (từ 34,2 triệu đồng lên 99,3 triệu đồng). Xem xét cơ cấu thu nhập từ các ngành nghề ta thấy: trƣớc khi thu hồi đất, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, từ sau khi thu hồi đất, thu nhập từ nông nghiệp không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập ở Cẩm Điền đã đƣợc thay thế cho nguồn thu từ LĐXK. Tắnh trung bình của 156 hộ trong nhóm 1, trƣớc khi thu hồi đất, thu từ nông nghiệp đạt 28,2 triệu đồng (82,5%). Sau khi chuyển đổi mục đắch sử dụng đất, thu

59

từ nông nghiệp giảm sút, chỉ còn 8,4 triệu đồng (8,4%). Xét về giá trị tƣơng đối, thu nhập từ nông nghiệp ở nhóm hộ này đã giảm sút 74,1%. Ngoài thu nhập từ nông nghiệp bị giảm sút, thu nhập từ các ngành nghề khác nhƣ lƣơng lao động, KDDV, LĐXK và nghề mộc đều tăng. Do trƣớc khi thu hồi đất, ở nhóm hộ này chƣa có hộ nào KDDV nên không có thu nhập từ ngành nghề này. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất đã có một số hộ mở rộng buôn bán, kinh doanh nên thu nhập từ KDDV của nhóm hộ này đã tăng lên 2,8 triệu đồng (2,8%). Thu nhập từ lƣơng lao động tăng từ 3,3 triệu đồng (9,6%) lên 9,3 triệu đồng (9,4%). Thu nhập từ LĐXK tăng nhanh chóng và mạnh mẽ so với tất cả các nguồn thu. Trƣớc khi thu hồi đất, ở nhóm hộ này chƣa có thu nhập từ nguồn này. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất, số lƣợng ngƣời lao động đi XKLĐ ngày càng nhiều nên thu nhập từ nguồn này tăng lên nhanh chóng và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ này. Hiện tại, thu từ LĐXK đạt 37,7 triệu (chiếm 38%). Thu nhập từ nghề mộc cũng gia tăng đáng kể. Trƣớc khi thu hồi đất, thu nhập từ nghề mộc chỉ có 2,7 triệu đồng (7,9%). Sau thu hồi đất, thu nhập từ nghề mộc đạt 41,1 triệu đồng (41,4%).

Đối với nhóm hộ 2 Ờ bị thu hồi từ 51 đến 70% diện tắch đất nông nghiệp, cơ cấu thu nhập từ các ngành nghề cũng có nhiều biến động. Thu nhập bình quân của hộ trƣớc khi thu hồi đất đạt 35,9 triệu đồng. Sau thu hồi đất, thu nhập bình quân của hộ tăng lên và đạt 114,3 triệu đồng. Nhƣ vậy, thu nhập bình quân của hộ đã tăng 3,1 lần. Vậy, so với nhóm hộ 1, thu nhập bình quân ở nhóm hộ 2 có sự gia tăng nhanh hơn chút ắt. Trong cơ cấu thu nhập từ các ngành nghề ta thấy, trƣớc khi thu hồi đất, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt 28,1 triệu đồng. Do vậy, thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (78,3%) trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ này. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất, nhiều hộ gia đình đã không tiếp tục theo đuổi nghề nông mà mở mang thêm các nghề phi nông nghiệp. Do đó, thu nhập từ nông nghiệp sau thu hồi đất ở nhóm hộ này đã giảm sút đáng kể. Thu nhập từ nông nghiệp chỉ còn đạt 8,8 triệu đồng (7,7%). Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp không còn đƣợc coi trọng đối với các hộ gia đình ở nhóm 2. Tuy thu nhập từ nông nghiệp bị giảm sút nhƣng thu nhập từ tất cả các ngành nghề còn lại có sự gia tăng không ngừng. Thu

60

nhập từ KDDV tăng từ 1,2 triệu đồng (3,3%) lên 7,5 triệu đồng (6,6%). Thu nhập từ lƣơng lao động tăng từ 4,1 triệu đồng (11,4%) lên 23,0 triệu đồng (20,2%). Vào thời điểm trƣớc khi thu hồi đất, thu nhập từ LĐXK chƣa có. Nhƣng sau khi thu hồi đất, thu nhập từ nguồn này đạt 63,8 triệu đồng (55,7%). Thu nhập từ nghề mộc tăng nhẹ từ 2,0 triệu đồng (7%) lên 11,2 triệu đồng (9,8%).

Hình 2.7: Biến đổi thu nhập bình quân ở các hộ điều tra trƣớc và sau khi chuyển đổi mục đắch sử dụng đất

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình 2012

0 20 40 60 80 100 120 140 160 Nhóm hộ 1 TTH Nhóm hộ 1 STH Nhóm hộ 2 TTH Nhóm hộ 2 STH Nhóm hộ 3 TTH Nhóm hộ 3 STH

61

Đối với nhóm hộ 3 Ờ bị thu hồi từ 71 đến 100% diện tắch đất nông nghiệp, trƣớc và sau thu hồi đất, cơ cấu thu nhập từ các ngành nghề có sự khác biệt rất lớn. Thu nhập bình quân của hộ tăng gấp 4 lần (từ 33,6 triệu đồng tăng lên 136,3 triệu đồng). Nhƣ vậy, đây là nhóm hộ có thu nhập tăng nhiều nhất so với hai nhóm hộ còn lại. Thu nhập từ nông nghiệp thời điểm trƣớc thu hồi đất đạt 27,9 triệu đồng (83%). Điều này cho thấy, trƣớc khi thu hồi đất, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với các gia đình ở nhóm hộ 1. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất, do đây là nhóm hộ bị thu hồi đất nhiều nhất nên các hộ gia đình ở nhóm hộ này hoặc là mất hết đất sản xuất hoặc là chỉ còn chút ắt diện tắch đất canh tác. Do vậy, thu nhập từ nông nghiệp bị giảm sút trầm trọng. Hiện tại, thu từ sản xuất nông nghiệp chỉ còn 1,1 triệu đồng (chiếm 0,8%). Vậy, đối với nhóm hộ này, sản xuất nông nghiệp hầu nhƣ không còn vai trò trong nguồn thu nhập của gia đình. Nếu nguồn thu nhập từ nông nghiệp bị giảm sút thì nguồn thu nhập ở tất cả các ngành nghề còn lại đều tăng. Thu nhập từ KDDV tăng nhẹ từ 1,1 triệu đồng (3,3%) lên 4,9 triệu đồng (7,5%). Thu từ lƣơng lao động tăng nhanh từ 1,5 triệu đồng (4,6%) lên 15,3 triệu đồng (11,3%). Thu từ LĐXK gia tăng mạnh mẽ từ 0,8 triệu đồng (2,3%) lên 86,5 triệu đồng (63,4%). Thu từ nghề mộc tăng từ 2,3 triệu đồng (6,8%) lên 28,5 triệu đồng (20,9%).

Nhận xét chung, trƣớc khi thu hồi đất nông nghiệp, do Cẩm Điền là một xã thuần nông nên thu nhập từ nông nghiệp trong các hộ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng. Thu nhập từ nông nghiệp ở thời điểm chƣa thu hồi đất gần nhƣ chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong các nguồn thu của hộ gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế, qua phỏng vấn 300 hộ gia đình, hầu hết các hộ gia đình đều cho rằng: việc sản xuất nông nghiệp thời điểm trƣớc khi thu hồi đất và cả hiện nay (đối với những hộ gia đình tiếp tục nghề nông) chỉ có thể đảm bảo cho họ một cuộc sống đủ ăn và nếu đƣợc mùa thì có dƣ thừa chút ắt để dữ trữ hoặc bán ra ngoài thị trƣờng. Nhƣng một điều chắc chắn là thu nhập từ nông nghiệp trƣớc đây và cả hiện tại không thể giúp cho họ có thể làm giàu về kinh tế. Sau mỗi vụ thu hoạch, trừ đi các khoản thuế, chi phắ về giống, thuốc trừ sâu, phân bón,Ầ mỗi hộ chỉ dƣ ra đƣợc vài tạ lúa/sào. Kết

62

quả lớn nhất mà sản xuất nông nghiệp mang lại cho họ chỉ là gia đình có đủ thóc ăn và dự trữ mà không cần phải đi mua ngoài thị trƣờng.

Tuy nhiên, sau thu hồi đất, do đặc trƣng của từng nhóm hộ mà sự giảm sút thu nhập từ nông nghiệp có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ 1 là nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp ắt nhất so với hai nhóm hộ còn lại. Sau thu hồi đất, nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục theo đuổi nghề nông nhƣng thu nhập từ nông nghiệp cũng sụt giảm đi rất nhiều và gần nhƣ bằng với sự giảm sút về thu nhập từ nông nghiệp ở nhóm hộ 2. Nhóm hộ 2 là nhóm hộ có diện tắch đất nông nghiệp bị thu hồi tƣơng đối nhiều nên sản xuất nông nghiệp sau khi thu hồi đất cũng không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ trƣớc khi thu hồi đất, số hộ gia đình tiếp tục sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nên thu nhập từ nông nghiệp chỉ đóng vai trò thứ yếu trong thu nhập của hộ. Nhóm hộ 3 là nhóm hộ có diện tắch thu hồi lớn nhất trong cả 3 nhóm hộ. Sau thu hồi đất, đa số các hộ gia đình không còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp đƣợc nữa. Do đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp từ chỗ chiếm tỷ trọng gần nhƣ tuyệt đối đã giảm xuống mức gần nhƣ không có vai trò gì trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình.

Thu nhập từ nghề mộc có sự gia tăng nhẹ đối với nhóm hộ 2 và nhóm hộ 3 nhƣng lại gia tăng mạnh mẽ ở nhóm hộ 1. Điều này đƣợc giải thắch nhƣ sau: Nhóm hộ 1 là nhóm hộ bị mất ắt đất sản xuất nông nghiệp nhất nên hầu hết các hộ gia đình vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp sau khi thu hồi đất khônng đảm bảo cho lao động có việc làm thƣờng xuyên với mức thu nhập ổn định nên các hộ gia đình ở nhóm này đã biết kết hợp lao động nông nghiệp với các nghề nghiệp khác để kiếm thêm thu nhập. Nghề mộc là nghề đã có sẵn ở địa phƣơng nhiều năm nay nên nhanh chóng đƣợc các hộ gia đình học hỏi để làm thêm kết hợp với nghề nông. Do đó, ở nhóm này, thu nhập từ nghề này đang chiếm tỷ trọng rất cao.

Ở cả 3 nhóm hộ ta thấy sau khi thu hồi đất, thu nhập từ LĐXK đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 2 và nhóm hộ 3. Ở nhóm hộ 1, vì vẫn còn đất sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu của các hộ gia đình chỉ cần một

63

thêm một công việc để kiếm thêm thu nhập và kết hợp vào lúc nông nhàn nên họ không có nhu cầu nhiều lắm phải đi XKLĐ nhƣ ở nhóm hộ 2 và nhóm hộ 3. Sau khi thu hồi đất, ở nhóm hộ 2 và nhóm hộ 3, nhiều lao động không tìm kiếm đƣợc việc làm mới ở địa phƣơng trong khi thu nhập từ nông nghiệp không còn hoặc gần nhƣ không còn nên họ đã tìm cách đi XKLĐ. Khảo sát các hộ điều tra, chúng tôi nhận thấy, đi XKLĐ là một hƣớng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các nghề còn lại mà ngƣời dân đã lựa chọn sau khi bị thu hồi đất. Do đó, số lƣợng ngƣời đi XKLĐ ở Cẩm Điền gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Thu nhập từ LĐXK ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình ở Cẩm Điền. Tuy nhiên, thu nhập từ LĐXK không phải là một sinh kế bền vững. Bởi lẽ, sau khi hết hợp đồng lao động ở nƣớc ngoài, ngƣời lao động lại trở về quê hƣơng và vẫn phải tìm kiếm nghề nghiệp mới để ổn định cuộc sống lâu dài. Có thể nói rằng đi XKLĐ chỉ là giải pháp tình thế khi lao động chƣa thể tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp ở địa phƣơng. Vì vậy, muốn ngƣời nông dân bị mất đất gắn bó với địa phƣơng và có sinh kế ổn định, lâu bền thì các cấp chắnh quyền địa phƣơng phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nghề mới và tạo thêm nhiều việc làm hơn cho ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất16292820150227 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)