Sự chuyển biến về lối sống và phong tục

Một phần của tài liệu Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất16292820150227 (Trang 89)

- Điểm yếu (Weakness): những tố chất không phù hợp với công việc, tác phong nông nghiệp, thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật, độ tuổi cao,Ầ

7. Cấu trúc luận văn

2.8.4. Sự chuyển biến về lối sống và phong tục

Quá trình thu hồi đất nông nghiệp cùng với việc chuyển đổi nghề nghiệp đã có ảnh hƣởng không nhỏ tới lối sống của một bộ phận ngƣời dân Cẩm Điền về mọi mặt: tâm lý, tắnh cách, nhận thứcẦ

ỘLối sống của con ngƣời đƣợc thể hiện trong ý thức lao động, trong tác phong lao động, ý thức trách nhiệm trƣớc những công việc mà xã hội trao choỢ [33, tr.101]. Lối sống hiện đại đang ngày càng thay thế dần cho lối sống làng quê truyền thống. Trƣớc khi thu hồi đất và cả hiện tại, các hộ điều tra đều có lối sống chăm chỉ, chịu khó. Tuy nhiên, trƣớc kia, do hoàn toàn dựa vào nghề nông nên lối sống có phần thụ động, làm đến đâu hƣởng đến đấy, không cần thiết phải có kinh doanh để kiếm thêm lợi nhuận. Sau quá trình thu hồi đất, do biến đổi về tƣ liệu sản xuất và nghề nghiệp nên các hộ điều tra đã có sự thay đổi theo chiều hƣớng tắch cực, chủ động, năng động, sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh. Ngày càng có nhiều hộ tìm cách vƣơn lên làm giàu. Khi trả lời câu hỏi: ỘGia đình anh chị có kế hoạch gì trong tƣơng lai?Ợ. Đa phần các hộ gia đình (174 hộ, chiếm 57%) có kế hoạch phát triển nghề mộc hoặc đi XKLĐ. Khi mức thu nhập đƣợc tăng lên, các hộ gia đình cũng bắt đầu quan tâm đến việc cải thiện điều kiện sinh hoạt của gia đình: xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt, cải thiện bữa ăn,Ầ Nhìn chung, do trƣớc khi thu hồi đất nông nghiệp, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế nên các hộ gia đình thƣờng mang nặng lối sống tiết kiệm, Ộthắt lƣng buộc bụngỢ, không tiêu xài xa xỉ. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi mục đắch sử dụng đất, ngƣời nông dân đã làm thêm nhiều nghề khác và dần thoát khỏi hoặc không phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên lối sống đã khác xƣa, họ mong muốn làm giàu và tắch cực, chủ động tìm các nguồn sinh kế mang lại lợi nhuận cao nhất cho bản thân và gia đình. Đối với một bộ phận lao

86

động đƣợc nhận vào làm việc trong các KCN, do môi trƣờng làm việc mới nên lối sống của lao động cũng thay đổi. Khi còn làm nông nghiệp, họ không phải quan tâm đến thời gian, giờ giấc thì nay, họ đã biết tuân thủ theo những nguyên tắc làm việc công nghiệp: có chế độ làm việc và nghỉ ngơi theo giờ giấc quy định.

Phong tục cƣới hỏi ngày càng mang dáng dấp hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phong tục này vẫn mang nhiều yếu tố truyền thống: xem tuổi, xem ngày giờ tốt,Ầ Đáng chú ý, trong những năm gần đây, ở các hộ điều tra đã xuất hiện hình thức đám cƣới mang tắnh chất báo hỷ mà không có sự có mặt của cô dâu chú rể. Bởi lẽ, nhiều lao động sau khi đi xuất khẩu lao động một thời gian, họ nảy sinh tình cảm với bạn bè và quyết định đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, thời hạn lao động ở nƣớc ngoài chƣa kết thúc nên họ không thể trở về quê hƣơng để tổ chức đám cƣới. Do vậy, họ tổ chức một bữa tiệc nhỏ để làm thủ tục kết hôn ở nƣớc ngoài. Trong đó, mời bạn bè thân thuộc đến tham dự. Ở Việt Nam, gia đình hai bên cũng vẫn tổ chức đám cƣới cho họ và mời họ hàng, bạn bè, hàng xóm đến dự tiệc cƣới. Tuy nhiên, cô dâu và chú rể không có mặt mà chỉ có đại diện của gia đình hai bên. Phong tục tang ma vẫn duy trì với các thủ tục kiêng cữ, chọn giờ tốt.

Một phần của tài liệu Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương dưới tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất16292820150227 (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)