Khả năng tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng có ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn trả nợ ngân hàng của khách hàng. Nếu khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ là điều kiện để khách hàng có thể trả gốc và lãi cho ngân hàng đấy đủ và đúng hạn.
- Năng lực quản lý, tư cách đạo đức của khách hàng vay vốn
Năng lực quản lý của ngƣời đi vay ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Nếu khách hàng đi vay là ngƣời có năng lực quản lý tốt, có kinh nghiệm, nhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng thích nghi với những điều kiện thay đổi thì sẽ dễ dàng nắm bắt đƣợc những điều kiện có lợi cũng nhƣ hạn chế đƣợc những điểm không có lợi cho hoạt động
24
sản xuất kinh doanh, do đó nguồn trả nợ ngân hàng cũng trở nên chắc chắn hơn. Ngƣợc lại, nếu khách hàng đi vay là ngƣời có năng lực quản lý kém, không thích nghi đƣợc với những thay đổi của môi trƣờng thì nguy cơ thất bại trong kinh doanh là rất lớn, có thể xảy ra thua lỗ trong kinh doanh, ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ ngân hàng do đó xảy ra rủi ro tín dụng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.
Tƣ cách, đạo đức của khách hàng vay vốn: Đây là rủi ro lớn nhất đối với hoạt động tín dụng bán lẻ. Với đặc điểm là sản phẩm tín dụng cung cấp cho đối tƣợng là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình nên số lƣợng khách hàng là rất lớn. Do đó việc kiểm soát khách hàng gặp nhiều khó khăn và với số lƣợng khách hàng đa dạng rộng khắp nhƣ vậy thì không thể tránh khỏi trƣờng hợp khách hàng có tƣ cách đạo đức không tốt, chây ì, lừa đảo, bất hợp tác đối với ngân hàng. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng bán lẻ.
- Các yếu tố liên quan đến đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt khi các ngân hàng đều muốn mở rộng thị phần, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Cạnh tranh thúc đẩy các ngân hàng phải không ngừng cải tiến nếu không muốn bị tụt hậu lại phía sau. Cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng phải áp dụng công nghệ tiên tiến, thay đổi về chính sách khách hàng cho phù hợp, tăng cƣờng các hoạt động marketing và đặc biệt là phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ.
1.3.2. Các yếu tố bên trong
- Chính sách tín dụng của mỗi NHTM
Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì đƣợc lƣợng khách hàng hiện tại và thu hút đƣợc khách hàng mới thì chứng tỏ chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng đó đƣợc đánh giá cao và ngƣợc lại.
- Năng lực tài chính của ngân hàng
25
tin cậy nhiều hơn bên phía khách hàng, tạo lòng tin, độ an tâm từ phía khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Vốn lớn không chỉ tạo lợi thế lòng tin bên phía khách hàng mà nguồn vốn lớn, năng lực tài chính tốt còn giúp ngân hàng có thể đầu tƣ, đa dạng hóa sản phẩm, cạnh tranh về lãi suất hay hạn mức cho vay đối với các ngân hàng khác, giúp cung cấp các sản phẩm tốt nhất tới khách hàng.
-Quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM
Quy trình tín dụng: Cụ thể hóa việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đối tƣợng tham gia công tác tín dụng, đề ra từng công việc cụ thể cần thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng đến công tác xử lý hồ sơ vay vốn, cấp tín dụng, kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân. Nếu ngân hàng có một quy trình tín dụng hợp lý, thực hiện chuẩn theo các bƣớc của quy trình tín dụng thì chất lƣợng tín dụng sẽ đƣợc nâng cao và ngƣợc lại.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Là một bƣớc không thể thiếu và phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên đối với bất kỳ một hoạt động nào nói chung và công tác tín dụng nói riêng nhằm nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng đƣợc yêu cầu, mục tiêu đã đề ra.
- Công tác tổ chức bộ máy
Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức bộ máy đƣợc sắp xếp một cách khoa học, sự phân công công việc một cách cụ thể, rõ ràng có sự gắn kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng sẽ đƣợc đáp ứng đầy đủ, kịp thời, công tác quản lý tín dụng sẽ trở nên hiệu quả và an toàn hơn do đó chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc nâng cao.
- Chất lượng nguồn nhân lực nói chung và chất lượngcán bộ tín dụng nói riêng
Chất lƣợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng của NHTM nói riêng. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở các mặt nhƣ: Năng lực, kinh nghiệm, tƣ cách đạo đức, thái độ trong công việc. Ngày nay khi mà các yếu tố khác ngày càng trở nên đồng nhất giữa
26
các NHTM thì chất lƣợng nguồn nhân lực chính là yếu tố chính giúp cho NHTM có thể cạnh tranh đƣợc với các NHTM khác. Cán bộ nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng chính là bộ mặt của ngân hàng, là hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt, có trình độ, kinh nghiệm cũng nhƣ tƣ cách đạo đức tốt sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Do đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng là một vấn đề cần thiết đối với mọi NHTM và phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục.
- Hệ thống thông tin tín dụng của NHTM
Thông tin tín dụng có chất lƣợng giúp nhà quản lý, cán bộ tín dụng nắm bắt một cách tốt nhất về khách hàng, về tình hình tài chính, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng để có thể đƣa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lỳ đảm bảo khoản vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lƣợng tín dụng.
27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV HƢNG YÊN