Chức năng sinh tháivà môi trường

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 84)

4. CHỨC NĂNG CỦA HỆ SINH THÁI

4.1. Chức năng sinh tháivà môi trường

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trěnh địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy vŕ các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái được đưa ra tręn cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng

4.1.1. Bảo vệ tài nguyên nước

Thảm thực vật giúp duy trì vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, điều chỉnh và ổn định dòng chảy, và có vai trò như là một tấm đệm giúp chống lại những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão lũ, hạn hán. Chặt phá các thảm thực vật gây ra sự lắng đọng và tích tụ bùn ở các dòng chảy, giảm trữ lượng và chất lượng nước, suy giảm hệ sinh thái thuỷ sinh,… Những vùng đất ngập nước và các khu rừng với tính đa dạng sinh học cao, là những hệ thống lọc và làm sạch nước khổng lồ. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển còn giúp giữ phù sa đổ từ sông ra và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

4.1.2. Hình thành và bảo vệ đất

Các sinh vật sống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và duy trì cấu trúc đất, giữ ẩm và chất dinh dưỡng cho đất, nhất là nhóm sinh vật đất. Những vùng đất có thảm thực vật che phủ thì có độ màu mỡ cao hơn. Khi đất không còn được che phủ bởi các thảm thực vật sẽ dẫn tới sự mặn hoá, các chất dinh dưỡng bị rửa trôi, laterit hoá và xói mòn đất mặt, qua đó làm giảm năng suất của đất. Duy trì các hệ sinh thái sẽ giúp giảm sự xói mòn đất, ngăn chặn trượt lở đất đá, bảo vệ các vùng đất ven bờ ( sông hay biển ).

Việc hủy hoại thảm rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lęn rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi cŕng gia tăng các thảm họa thięn nhiên như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

4.1.3. Điều hòa khí hậu

Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt khi

khí hậu lạnh giá, điều hňa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp....

4.1.4. Phân hủy các chất thải

Hệ sinh thái và các quá trình sinh thái đóng một vai trò quan trọng trong việc phân huỷ và hấp thụ các chất ô nhiễm sinh ra từ các hoạt động của con người. Các hợp phần của hệ sinh thái, từ những sinh vật nhỏ là vi khuẩn tới những nhóm sinh vật bậc cao đều có thể tham gia vào quá trình phân huỷ và đồng hoá các chất độc. Tuy nhiên, nếu hàm lượng chất độc hại quá cao vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái thì sẽ gây tổn hại tới hệ sinh thái. Một số hệ sinh thái, đặc biệt là các vùng đất ngập nước, có khả năng phân huỷ và hấp thu các chất độc hại rất tốt. Rất nhiều các vùng đất ngập nước tự nhiên hay nhân tạo được sử dụng để lọc và hấp thu các kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, làm giảm nhu cầu ôxi sinh hoá (BOD), phá huỷ các vi sinh vật độc hại.

4.1.5. Bảo tồn các loài sinh vật

Duy trì hệ sinh thái góp phần bảo vệ các loài sinh vật khỏi sự tuyệt chủng, qua đó bảo vệ nguồn gen đa dạng của chúng, bởi hệ sinh thái là môi trường sống của mọi loài sinh vật. Đó là điều kiện tiên quyết để bảo tồn đa dạng loài và đa dạng gen.

4.1.6. Phục hồi điều kiện môi trường sau những biến cố, sự cố

Duy trì một hệ sinh thái khoẻ mạnh và đa dạng góp phần phục hồi các điều kiện môi trường ban đầu sau những sự cố môi trường hay thiên tai như lũ lụt, cháy, bão …

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 84)