NGUYÊN NHÂN GIÁN TIẾP

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 118)

Nhưng đằng sau các nguyên nhân này là những nguyên nhân sâu xa về kinh tế - xã hội và chính sách như sự đói nghèo, tăng dân số.... Hơn thế nữa, các nguyên nhân này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với nhau qua các hệ thống thang bậc phức tạp nhất định (địa lý, thời gian, chế độ chính trị,...) .

2.1. Sự tăng dân số

Dân số, môi trường và tài nguyên là một thể liên kết khăng khít. Số dân tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người lấy từ môi trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng lên. Nếu không có sự sử dụng một cách tiết kiệm và khôn khéo, không có sự bảo tồn và tái tạo, sẽ dẫn đến hệ quả không thể tránh được là môi trường tự nhiên bị suy thoái, các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.

* Nạn di dân tự do là mối đe dọa đối với sự tồn tại của các khu rừng và Khu bảo tồn thiên nhiên, đòi hỏi đất sản xuất, xâm lấn đất rừng, trồng lúa, cà phê, cao su...

* Sự nghèo đói : 90% cộng đồng địa phương sống dựa vào nông nghiệp,

phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

2.2. Chính sách phát triển kinh tế

Tại nhiều nước đang phát triển, các chính sách phát triển kinh tế được ưu tiên, đôi khi chúng mâu thuẫn sâu sắc, chưa kết hợp hài hòa với chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là mâu thuẫn thường thấy giữa hai yêu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi một chiến lược kết hợp khéo léo giữa phát triển kinh tế, xóa đói nghèo với bảo vệ môi trường. Đây luôn là một thách thức với các chính phủ.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 118)