Thực trạng

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 126)

3. BẢO TỒN TRÊN THẾ GIỚI

3.1.Thực trạng

Theo tư liệu của Liên hợp quốcxây dựng vào năm 1993 và đã được Hội đồng các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thuộc IUCN công nhận vào năm 1994, thì hệ thống Khu bảo tồn đã có mặt ở tất cả các vùng địa lý trên thế giới. Tư liệu này cho biết diện tích Khu bảo tồn, tỷ lệ phần trăm so với diện tích tự nhiên của từng vùng. Tuy nhiên diện tích Khu bảo tồn ở mỗi vùng cũng khác nhau: Bắc Mỹ và Châu Úc chiếm hơn 12% diện tích tự nhiên, Trung Mỹ 9%, Nam Mỹ, Nam và Đông Nam Á hơn 6%, Bắc Âu-Á 3,1%, Châu Âu ít nhất chỉ có 0,9%. Trung bình của cả thế giới là 6% trong đó có khoảng 6900 Khu bảo tồn hợp pháp ở 103 nước, tính cả các khu thiên thiên khác thì thế giới sẽ có số lượng Khu bảo tồn là 30000 chiếm 10% diện tích bề mặt hành tinh.

Danh sách các Khu bảo tồn của Liên hợp quốcchỉ là đại diện một phần 37000 Khu bảo tồn mà Cơ quan theo dõi bảo tồn thế giới WCMC (World Conservation Monitoring Centre) ghi nhận. Vào năm 1994, chỉ có 9832 Khu bảo tồn được công nhận có đủ các tiêu chí nói trên để đưa vào danh sách của Liên hợp quốcvà đến năm 1997 danh sách Khu bảo tồn của Liên hợp quốcđã tăng lên đến 12754 khu.

Khu bảo tồn nằm trong danh sách của Liên hợp quốclà do WCMC thu thập qua các cơ quan quản lý, phối hợp với IUCN. Ba loại Khu bảo tồn: khu dự trữ rừng, các khu dự trữ thiên nhiên tư nhân và các loại Khu bảo tồn khác không được đưa vào danh sách của Liên hợp quốc, một phần do không đạt các tiêu chí đề ra hoặc chưa có đủ tư liệu để xem xét. Dù sao các Khu bảo tồn này cũng đã góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn và phát triển bền vững.

Sự phát triển hệ thống các Khu bảo tồn cũng khác nhau tuy theo từng vùng, hoặc từng nước. Ví dụ: các Khu bảo tồn ở khu vực Bắc Phi chỉ chiếm 2,8% diện tích tự nhiên, trong lúc đó ở Bắc Hoa Kỳ chiếm 12,6%, Đức 24,6%, Áo gần 25,3%, Anh 18,9% diện tích là Khu bảo tồn, song tại một số nước có rất ít Khu bảo tồn như Hy Lạp chỉ có 2%, Nga 1,2%, Thổ Nhĩ Kỳ 0,3%.

Số liệu về Khu bảo tồn của từng quốc gia và châu lục cũng chỉ là tương đối bởi vì đôi khi trên thực tế các đạo luật về bảo vệ các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn động vật hoang dã không được thực thi, trong khi nhiều khu vực thuộc khu dự trữ tài nguyên và các khu vực quản lý cho việc sử dụng đa mục đích trong thực tế lại được bảo vệ nghiêm ngặt.

Về diện tích các Khu bảo tồn cũng rất khác nhau. Nói chung có rất ít các Khu bảo tồn có diện tích rộng, số lượng các Khu bảo tồn hẹp lại rất nhiều. Chỉ có 4 Khu bảo tồn có diện tích lớn hơn 100000 km2 nhưng lại chiếm khoảng 1,7 triệu km2 (chiếm 17% diện tích các Khu bảo tồn trên thế giới). Khu bảo tồn lớn nhất trên thế giới là Vườn Quốc gia Greenland rộng 972000 km2, chiếm 10% diện tích các Khu bảo tồn. Các Khu bảo tồn nhỏ hẹp có số lượng rất lớn, mà phần lớn được xác định rất cẩn thận để bảo vệ một số sinh cảnh đặc biệt, một số loài một số HST cần thiết phải bảo tồn. Nhiều nước, ví dụ ở khu vực Thái Bình Dương và Caribê, không có đủ diện tích để thành lập các Khu bảo tồn đủ rộng trên đất liền với diện tích rộng hơn 10km2, cho nên các Khu bảo tồn ở đây không được đưa vào danh lục.

Nói chung, ở nhiều nước các Khu bảo tồn sẽ khó vượt tỷ lệ 7% đến 10% diện tích mặt đất bởi vì nhu cầu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và đất đai rất lớn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 126)