Vì sao phải bảo tồn loài?

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 71)

2. BẢO TỒN LOÀI

2.1. Vì sao phải bảo tồn loài?

2.1.1. Nguyên nhân về đạo đức

Mọi sinh vật sinh ra trên trái đất đều có quyền tồn tại như nhau, không một sinh vật nào được lấy quyền của mình để quyết định sự sống còn của sinh vật khác, ngay cả con người cũng vậy. Các sinh vật phải nương tựa vào nhau để sống, sinh vật này là chỗ dựa của sinh vật kia. Chúng tạo thành một chuỗi liên hoàn, tồn tại trong thiên nhiên mà mỗi sinh vật chỉ là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn đó.

2.1.2. Nguyên nhân của cân bằng sinh thái

Các sinh vật trên trái đất sống bình thường là nhờ sự cân bằng sinh thái luôn luôn được đảm bảo. Một loài sinh vật mặc dù là rất nhỏ bé nhưng nó lại là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, nếu loài đó bị diệt vong thì có thể làm biến đối nghiêm trọng số lượng cá thể của loài khác do bị thiếu nguồn thức ăn thường xuyên hoặc không còn yếu tố kìm hãm sự phát triển. Một ví dụ điển hình về vấn đề này là trước đây tại Trung Quốc người ta đã mở một chiến dịch tiêu diệt loài

chim sẻ do chúng phá hoai mùa màng, tuy nhiên sau vài năm khi số lượng chim sẻ giảm đáng kể thì mùa màng lại bị mất mùa do các loài côn trùng phá hoại.

2.1.3. Nguyên nhân kinh tế

Sự giàu có các loài trong tự nhiên cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chúng ta phải tìm cách khai thác chúng một cách bền vững. Từ thời nguyên thuỷ con người sinh ra đã nhờ vào rừng để sinh tồn, đã biết khai thác củ, quả, hoa, lá về làm thức ăn. Hiện nay có ít nhất 75.000 loài cây có thể ăn được nhưng chỉ có 5 loài có giá trị lớn, 12000 loài được dùng làm thức ăn. Khoảng 30 loài cung cấp với chừng 90% chất dinh dưỡng cho toàn thế giới. Cây làm thuốc chiếm tới 35.000-70.000 loài thực vật bậc cao. Riêng ở Mỹ có tới 25% các vị thuốc đều có mặt cây cỏ.

2.1.4. Đảm bảo giá trị tiềm năng

Hiện nay phần lớn đa dạng sinh học chưa được khai thác, tức là tiềm năng của nó chưa được hiểu biết một cách đầy đủ. Cho đến nay mới chỉ có 5% tổng số loài cây được nghiên cứu tìm kiếm phục vụ con người và có 2000 loài chiếm 2/5 tổng số loài đã được nghiên cứu về tiềm năng. Số còn lại đang ẩn chứa một tiềm năng lớn về giá trị vì trình độ hiện nay chưa cho phép con người có thể phát hiện tất cả những bí mật của thiên nhiên. Tuy nhiên, cũng có thể có giá trị lớn cho loài người nếu giá trị đó được phát hiện và khai thác.

2.1.5. Nguyên nhân thẩm mỹ

Giá trị của những cảnh đẹp thiên nhiên chính là do có sự đa dạng sinh học nói chung cũng như đa dạng loài nói riêng, chính vì thế cần phải có nhữnh biện pháp bảo tồn loài để giữ được những cảng đẹp của tạo hoá.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w