Sách đỏ IUCN

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 63)

1. SÁCH ĐỎ IUCN VÀ SỰ TUYỆT CHỦNG

1.1. Sách đỏ IUCN

Theo sách đỏ của IUCN (IUCN, 1994 và bản hướng dẫn áp dụng các chỉ tiêu sách đỏ cuả IUCN ở cấp quốc gia và khu vực) các cấp độ bị đe dọa được phân ra các cấp như sau:

Tuyệt chủng- Extinct (EX): Loài bị tuyệt chủng trên toàn cầu là loài không

còn cá thể nào sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, các thông tin di truyền chứa đựng AND vĩnh viễn mất đi, loài không bao giờ còn có cơ hội phục hồi.

Tuyệt chủng vùng-Region Extinct (RE): Một phân loại bị tuyệt chủng

vùng khi cá thể cuối cùng có khả năng sinh sản còn sống trong một vùng nào đó đã chết hoặc biến mất khỏi vùng đó.

Tuyệt chủng trong đời sống hoang dã- Extinct in the Wild (EW): Loài

không còn sống sót trong toàn bộ vùng phân bố, kể cả trong một khu vực, nhưng chúng được tồn tại trong nuôi trồng, nuôi nhốt một quần thể hay nhiều quần thể được thuần hóa.

Rất nguy cấp- Critically Endangered (CE) : Lòai còn lại một hoặc vài

quần thể nhỏ không còn khả năng phục hồi số lượng

Đang nguy cấp – Endangered (E,EN): Loài còn rất ít cá thể, có nhiều khả

năng bị tuyệt chủng trong tương lai không xa. Trong số này kể cả những loài có số lượng cá thể bị giảm xuống tới mức lòai khó có thể tiếp tục tồn tại nếu nhân tố đe dọa vẫn tiếp diễn.

Sẽ nguy cấp- Vulnerable (V,VU): Loài có thể bị tuyệt chủng trong tương

lai gần vì các quần thể của chúng đang bị thu hẹp kích thước khắp mọi nơi thuộc vùng phân bố của lòai; khả năng tồn tại của loài này lâu dài lầ không chắc chắn.

Hiếm- Race: là những loài có số lượng cá thể ít, thường là do vùng phân

bố hẹp hoặc là do mật độ quần thể thấp. Mặc dù loài này chưa phải đối mặt với những nguy hiểm tức thời song số lượng nhỏ khiến chúng rất dễ trở thành những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bị đe dọa tuyệt diệt- Threatened (T): Loài có thể thuộc một trong những

cấp bảo tồn nêu trên nhưng do chưa được hiểu biết đầy đủ nên chưa được xếp vào cấp độ nào.

Nguy cấp thấp- Lower risk (LR) Loài đã bị tác động, duy giảm số lượng,

khu cư trú bị thu hẹp có nguy cơ bị tuyệt diệt, được chia ra các mức nhỏ: + Nguy cấp thấp đã được bảo tồn – LR Conservation dependent (LRcd) + Nguy cấp thấp gần bị đe dọa – LR Near Threatened (LRnt)

+ Nguy cấp thấp ít lo ngại – LR Least Concern (LRnc)

Thiếu dẫn liệu- Data deficient (DD) Loài chưa đủ dẫn liệu để xếp hạng.

Trong tiêu chí đánh giá của IUCN năm 1994 thì có 8 bậc. Bậc Ít nguy cấp (Lower Risk, LR) bao gồm 3 nhóm nhỏ là Sắp bị đe doạ, Ít quan tâm, và Phụ thuộc bảo tồn (Conservation Dependent, CD) (nay gộp vào nhóm Sắp bị đe dọa).

Khi nói đến các loài, hay phân loài đang bị đe doạ, hoặc có nguy cơ tuyệt chủng thì có nghĩa là các loài thuộc bậc CE, EN, và VU.

Sách đỏ IUCN công bố văn bản mới nhất (Sách đỏ 2004) vào ngày 17

tháng 11, 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.

Danh sách cũng công bố 784 loài loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm

1500. Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên như hiện nay.

Bảng 2.8. Một số nhóm loài tuyệt chủng từ năm 1600 đến nay

Số loài tuyệt chủng Số loài % tuyệt

chủng Bậc phân loại Đất liền Đảo Đại Dương Tổng số Thú 30 51 4 85 4.000 2,10 Chim 21 92 0 113 9.000 1,30 Bò sát 1 20 0 21 6.300 0,30

Lưỡng thê 2 0 0 2 4.200 0,05 Cá 22 48 0 23 19.100 0,10 Không xương sống 49 48 1 98 1.000.00 0 0,01 Thực vật có hoa 245 139 0 384 250.000 0,20

[Nguồn: Reid và Miller 1989].

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 63)