CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 80)

2.1. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo thành phần

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau: - Sinh vật sản xuất – producer

- Sinh vật tiêu thụ - consumer - Sinh vật phân huỷ - reducer

- Các chất vô cơ : CO2, O2, H2O, …

- Các hợp chất hữu cơ : protein, lipit, gluxit, vitamin,…

- Các yếu tố khí hậu : nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa,…

Hình 3.1 : Cấu trúc không gian của hệ sinh thái

a) Sinh vật sản xuất: là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy), gồm các

loài thực vật có màu, một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hoá tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu của bất kỳ hệ sinh thái nào. Nhờ quá trình quang hợp và hoá tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu của

hệ sinh thái được tạo thành để nuôi sống trước tiên là chính sinh vật sản xuất, sau đó là cả thế giới sinh vật – trong đó có cả con người.

b) Sinh vật tiêu thụ: Là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy) gồm tất cả

các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hoá tổng hợp. Chúng tồn tại được là nhờ nguồn thức ăn do sinh vật tự dưỡng tạo ra.

c) Sinh vật phân huỷ: là tất cả các vi sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.

Trong quá trình phân huỷ các chất, chúng tiếp nhận nguồn năng lượng hoá học để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi trường dưới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc những nguyên tố hoá học ban đầu.

Hình 3.2: Chu trình vận chuyển vật chất qua các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái

2.2. Cấu trúc hệ sinh thái chia theo chức năng

Ngoài cấu trúc theo thành phần, HST còn có kiểu cấu trúc theo chức năng. Theo E.D.Odum (1983), cấu trúc của hệ gồm các phạm trù sau:

- Quá trình chuyển hoá năng lượng của hệ. - Xích thức ăn trong hệ

- Các chu trình sinh địa hoá diễn ra trong hệ - Sự phân hoá trong không gian và theo thời gian. - Các quá trình phát triển và tiến hoá của hệ. - Các quá trình tự điều chỉnh.

Một hệ sinh thái cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt được trạng thái cân bằng động tương đối với nhau. Sự cân bằng tự nhiên, tức là mối quan hệ của quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại được xác lập và ít thay đổi từ năm này đến năm khác chính là kết quả cân bằng của 4 phạm trù nêu trên trong các hệ sinh thái lớn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 80)