Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 53)

- Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cháy và giá trị tài sản các cửa hàng xăng

3.7.Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/12/2013, thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quy định chi tiết một số điều và tổ chức thi hành Nghị định này.

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tội phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Các hành vi vi phạm được quy định cụ thể trong Chương 2. Trong đó, các hành vi có liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh xăng dầu gồm:

- Vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

- Vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Vi phạm các quy định về đề án bảo vệ môi trường.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường.

- Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường.

- Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường.

- Vi phạm về thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường.

- Vi phạm các quy định về tiếng ồn. - Vi phạm các quy định về độ rung.

- Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại

- Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển.

- Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.

- Vi phạm các quy định về hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Vi phạm các quy định trong hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

- Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

Từ Điều 50 đến Điều 53 của Nghị định quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; của Công an nhân dân; của Thanh tra chuyên ngành và của các lực lượng khác. Mức xử phạt tăng dần

từ:

a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 53)