1. Khái niệm
Chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thì gọi là rác thải; Chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì gọi là phế liệu; Chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước thì gọi là nước thải…
Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng, không có lợi hoặc có lợi rất ít cho con người.
Chất thải rắn thường phát sinh từ mọi người và mọi nơi như: Gia đình, trường học, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, khu dân cư, đô thị, cơ quan công sở, từ các hoạt động mua bán, thương mại, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò, cơ sở y tế, các khu công nghiệp, nông nghiệp hoặc các khu xây dựng, nhà máy xử lý chất thải. Dựa vào đặc điểm chất thải rắn, người ta phân thành 2 nhóm chính: Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
a) Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn thông thường là chất thải ở thể rắn không nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác bao gồm:
- Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt:
+ Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực nông thôn.
+ Chất thải rắn sinh hoạt đô thị là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực đô thị.
+ Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ - rác phân hủy gồm các chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt, có nguồn gốc từ thực phẩm rau, quả, củ hư hỏng, lá cây, thức ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân chăn nuôi...
+ Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ - rác không phân hủy gồm các chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt, gồm kim loại, thủy tinh, chai, lọ bằng thủy tinh, nhựa, bao nilon, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
- Chất thải rắn xây dựng (đất, đá, cát sạn, gạch ngói, bê tông, gỗ, sơn… dư thừa hoặc không đạt yêu cầu...) là chất thải rắn phát thải trong quá trình cải tạo, xây dựng, phá dỡ công trình, các phế liệu trong xây dựng và các loại phế thải gián tiếp phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng.
- Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, nước chấm, sơn, in ấn…; sản xuất hàng mỹ nghệ, đan lát…) được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
b) Chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: Phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Chất thải rắn nhiễm dầu được xếp vào nhóm rác thải nguy hại. Khi xăng dầu rò rỉ, hay bị tràn ra ngoài sẽ thấm vào đất, rơm rạ hoặc dính vào những vật dụng khác làm chúng bị ô nhiễm; chất thải rắn nhiễm dầu không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.
Chất thải rắn thông thường có thể được chia thành 2 nhóm: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng, chất thải phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp.
- Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; Chất thải tái chế là loại vật liệu (chất thải không nguy hại) có thể được sử dụng để tái chế, sản xuất ra các sản phẩm mới. Rác tái chế chiếm một số lượng khá nhỏ, khoảng 15% của chất thải rắn.
- Chất thải phải tiêu huỷ hoặc chôn lấp bao gồm: các chất thải hữu cơ (các loại là cây, cây, rau, thực phẩm, xác động vật…); các loại chất thải khác không thể tái sử dụng.
3. Đặc tính của chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại
a) Đặc tính của chất thải rắn
Thành phần của chất thải rắn không mang tính đồng nhất đo đó việc xác định đặc tính của chất thải rắn phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh: Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn của ngành khai thác mỏ, chất thải rắn đô thị, chất thải rắn nông nghiệp và chất thải rắn phóng xạ...
- Chủng loại chất thải rắn khác nhau, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao hơn các chất thải rắn khác.
- Chất thải rắn đô thị thường chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc bảo vệ
thực vật còn tồn đọng...
- Chất thải rắn nguy hại, chất thải phóng xạ có chứa các nguyên tố phóng xạ như Uranium, Strontium, Caesium...
b) Đặc tính của chất thải rắn nguy hại
- Ôxy hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản
ứng ôxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
- Ăn mòn (AM): Các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH
nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Có độc tính (Đ):
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
+ Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. + Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và/hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật trong thời gian dài.
- Dễ cháy: Chất thải có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát,
hấp thu độ ẩm, do thay đổi hoá học tự phát có thể cháy.
- Dễ lây nhiễm: Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh
cho người và động vật.
- Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết
quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
Bảng 5. Các mối nguy hại theo các đặc tính của chất thải
đối với môi trường và con người
(*) nguy hại người tiếp xúc
1 Chất dễ cháy nổ
Gây tổn thương da, bỏng và có thể dẫn đên tử
vong
Phá hủy vật liệu, phá hủy công trình. Từ quá trình cháy nổ, các chất dễ cháy nổ hay sản phẩm của chúng cũng có đặc tính nguy hại, phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm nước, không khí, đất.
2 Khí độc,
khí dễ cháy Gây hỏa hoạn, gây bỏng Ảnh hưởng đến không khí. 3 Chất lỏng
dễ cháy Cháy nổ gây bỏng
Ô nhiễm không khí từ nhẹ đến nghiêm trọng; Gây ô nhiễm nước nghiêm trọng.
4 Chất rắn
dễ cháy Hỏa hoạn, gây bỏng
Thường hình thành các sản phẩm cháy độc hại. 5 Tác nhân ôxy hoá Các phản ứng hoá học gây cháy nổ Ô nhiễm không khí; Có khả năng gây nhiễm độc nước. 6 Chất độc
Gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đến sức
khỏe
Ô nhiễm nước nghiêm trọng.
7 Chất lây
nhiễm Lan truyền bệnh
Hình thành những nguy cơ lan truyền bệnh tật.
8 Chất ăn mòn
Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt
Ô nhiễm nước và không khí; Gây hư hại vật liệu.
4. Ảnh hưởng của chất thải rắn nhiễm dầu tới môi trường, sức khoẻ con người người
Chất thải rắn nhiễm dầu bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh trong hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh xăng dầu, từ nhà máy tinh luyện dầu, sản xuất hoá chất, trạm xăng dầu, xưởng cơ khí, sự cố tràn dầu… không được quản lý, thu gom xử lý đúng cách, bị vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, có thể bị rò rỉ ra nước gây ô nhiễm sông ngòi, ao hồ và nguồn nước ngầm. Nguồn nước bị ô nhiễm chảy qua bề mặt hoặc di chuyển, lắng đọng, thấm sâu vào đất gây ô nhiễm đất.
thuộc vào từng loại dầu (trong dầu thô còn chứa lưu huỳnh, nitơ, kim loại…). Dầu mỡ có độc tính cao và tương đối bền vững trong nước, khi ở trong nước nó tạo thành lớp màng mỏng ngăn cản ôxy hoà tan vào nước. Ở dạng tự do và nhũ tương, dầu làm ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của cá, phá hủy sự phát triển của tảo. Dầu lắng ở đáy sông có hại cho các sinh vật đáy. Độc chất có trong chất thải nhiễm dầu có thể theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể người và động vật. Do tính chất dễ ẩn trong mỡ nên tích tụ lại trong các mô mỡ của người và động vật gây ung thư, gây độc hệ thần kinh gây đột biến gen v.v... cho người và động vật.