- Những người tham gia kinh doanh xăng dầu nói chung phải có trình độ
2. Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu, ô nhiễm không khí do xăng dầu
2.2.1. nhiễm do hơi xăng, dầu
Hơi xăng, dầu phát sinh từ các quá trình xuất, nhập, tồn trữ, vận chuyển xăng, dầu... là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hao hụt xăng, dầu và ô nhiễm môi trường không khí. Khu vực có nhiều hơi xăng, dầu phát tán là tại các bến xuất, nhập và khu bồn chứa...
Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Do hiện tượng “thở” của bồn chứa: Khi bơm nhập xăng, dầu vào bồn chứa, hơi xăng, dầu bốc lên, thể tích trống trong bồn bị nén lại, áp suất trong bồn tăng lên, hơi xăng, dầu được xả ra ngoài theo van thở (supap) bảo đảm an toàn cho bồn chứa, gây nên hao hụt “thở lớn”.
+ Khi bồn chứa yên tĩnh, xăng, dầu vẫn liên tục bốc hơi, gọi là hao hụt “thở nhỏ”. + Khi xuất ra khỏi bồn, không khí được hút vào bồn để bù vào chỗ trống, xăng, dầu lại bốc hơi để bão hoà lớp không khí mới, gây hao hụt “thở ngược”. Đó là do:
- Bản chất bay hơi tự nhiên của xăng, dầu. - Rò rỉ từ hệ thống van, ống nối.
- Bám dính trên vật chứa, đường ống.
- Không tháo xả hết khỏi đáy bồn khi phải súc rửa bồn chứa. - Do thoát qua hệ thống van thở.
- Do ống cấp phát không hạ sát đáy bồn làm tăng mức độ bốc hơi khi cấp cho xe bồn.
Đây là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hoá học thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC - Volantile Organic Compounds). Các chất VOCs thường làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây tử vong nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao. Không chỉ ở các đại lý bán xăng, dầu, khí hoá lỏng mà còn tồn tại trong gia đình, VOCs có thể tìm thấy trong các sản phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu (than, củi) hoặc khói nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải, giấy dán tường, xi đánh giày, keo dán tổng hợp, hoá chất bảo quản đồ nội thất trong gia đình.
Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7% và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa hết sức nghiêm ngặt, tránh lửa và cấm không được hút thuốc trong khu vực kho, cảng, cấm sử dụng các phương tiện truyền thông có khả năng phát sinh tia lửa điện như điện thoại di động, máy bộ đàm...