- Những người tham gia kinh doanh xăng dầu nói chung phải có trình độ
1. Tổng quan về ô nhiễm không khí do xăng dầu, nước thải nhiễm dầu; đặc trưng của nước thải nhiễm dầu.
trưng của nước thải nhiễm dầu.
1.1. Ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu dầu
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hyđrôcacbon thơm, hyđrôcacbon nặng và một số chất phụ gia… Khi xăng dầu bị tràn ra môi trường sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên cạn, dưới biển. Dầu mỏ khi cháy cũng gây ô nhiễm vì sinh ra các khí như SO2, CO2. Xe cộ, máy móc... chạy bằng xăng cũng góp phần làm
cho Trái Đất nóng lên.
Xăng là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại động cơ, đặc biệt là động cơ đốt trong. Cho đến nay vẫn chưa có loại nguyên liệu nào tốt hơn để có thể thay thế được xăng, nhưng việc sử dụng xăng lại gặp phải vấn đề rất lớn và khó xử lý về môi trường vì xăng thải ra môi trường rất nhiều chất ô nhiễm...
1.2. Nước thải nhiễm dầu
1.2.1. Tổng quan về nước thải
a) Khái niệm về nước thải
- Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước được
thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Ngoài ra, người ta còn định nghĩa: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
b) Nước thải nhiễm dầu
Nước thải nhiễm dầu phát sinh từ nhiều hoạt động khác nhau như khai thác, tinh chế dầu, công nghiệp hóa dầu, gia công kim loại, hoặc từ dịch vụ sửa, rửa các phương tiện cơ giới. Loại nước thải này có thành phần rất phức tạp. Chứa nồng độ lớn các chất khó phân hủy như dầu, mỡ, amin, phenol, hydro cacbon mạch vòng, benzene.... Loại nước thải này phải được xử lý trước khi thải vào môi trường, nếu không, các thành phần của chúng sẽ gây ô nhiễm nặng cho các nguồn tiếp nhận như nước biển, sông hồ và đất.
1.3. Đặc trưng của nước thải nhiễm dầu
- Nước thải nhiễm dầu chứa thành phần chính là dầu khoáng, ngoài ra còn có rác, cặn lắng, đất sét…
- Bản chất: Dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, chúng bị ôxy hoá rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm…
Trong thực tế, dầu tồn tại phổ biến ở các trạng thái sau:
do nổi lên trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của nước.
- Dạng nhũ tương cơ học: Có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường kính của giọt dầu. Cỡ vài chục micromet: Có độ ổn định thấp; Loại nhỏ hơn: Có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo.
- Dạng nhũ tương hoá học: Là dạng tạo thành do các tác nhân hoá học (xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hoá học asphalten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hoá học dầu phân tán.
- Dạng hoà tan: Phân tử hoà tan như các chất thơm.
Ngoài ra dầu không hoà tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được.
- Nước thải xả cặn sinh ra khi súc rửa bồn chứa (1 - 2 năm/lần) là nguồn thải có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, từ hàng chục đến hàng chục ngàn ppm. Đặc trưng của nước thải này là có hàm lượng dầu và cặn vô cơ cao (Bảng 3).
Bảng 3. Chất lượng nước thải nhiễm dầu
STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 24:2009/ BTNMT, cột B 1 BOD5 (200C) mg/l 175 50 2 COD mg/l 200 100 3 Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 150 100 4 Dầu mỡ khoáng mg/l 1.000 5 5 Coliform MPU 6.000 5.000