Hệ thống xử lý bằng phương pháp hoá lý

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 77)

- Những người tham gia kinh doanh xăng dầu nói chung phải có trình độ

3.3.5.Hệ thống xử lý bằng phương pháp hoá lý

3. Các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải nhiễm dầu, ô nhiễm đất, không khí do xăng dầu

3.3.5.Hệ thống xử lý bằng phương pháp hoá lý

Được áp dụng nhằm xử lý nước thải sau khi đã qua các bể lắng gạn. Về cơ bản, phương pháp hoá lý thường được áp dụng nhằm loại bỏ các tạp chất không tan trong nước thải, có độ đục cao. Phương pháp này là phương pháp kết hợp giữa phương pháp hoá học và lý học nhằm loại bỏ các hạt chất rắn khó lắng hay cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng. Cấu tạo của bể này là loại bể lắng tách cơ học thông thường, có khối các tấm lắng đặt xen kẽ, nhưng trong quá trình vận hành, nước thải tại đầu vào bể lắng được khuấy trộn thêm vào một số chất keo tụ như phèn nhôm (hoặc sắt), sữa vôi, chất trợ keo tụ để tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình keo tụ và tạo bông cặn, cải thiện hiệu suất lắng (Hình 2). Hiệu suất của thiết bị phụ thuộc vào đặc tính, lưu lượng nước thải đầu vào: BOD5, COD; tỷ lệ chất pha trộn, tốc độ khuấy tại các ngăn: Phèn sắt, sữa vôi, trợ keo tụ PAA.

* Nhược điểm của thiết bị:

- Sử dụng nhiều hoá chất, máy bơm hoá chất, máy khuấy trộn, tiêu tốn nhiều chi phí (hoá chất, điện năng).

- Phức tạp trong vận hành vì tỷ lệ pha trộn hoá chất vào nước thải tùy thuộc vào thông số nước thải vào (pH, COD, BOD); một phần nữa do các thiết bị hiện có chưa kiểm soát được các thông số này nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả xử lý.

- Thiết bị thường nhanh xuống cấp do kết cấu, vật liệu chưa phù hợp với môi trường làm việc.

- Phát sinh lượng bùn cặn nhiễm dầu; chưa có đánh giá và giải pháp thích hợp xử lý chất thải nguy hại này.

Hình 2. Quy trình xử lý theo phương pháp hoá lý

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 77)