Tràn dầu: là sự giải phóng hydrocarbon dầu mỏ lỏng vào môi trường do các hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 81)

các hoạt động của con người và gây ra ô nhiễm môi trường.

- Sự cố tràn dầu: Là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển

khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra (theo Khoản 2, Điều 3, Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu được ban hành theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ).

- Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng: Là sự cố tràn dầu xảy ra với khối

lượng lớn, dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố hoặc trên địa bàn nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trường và đời sống của nhân dân.

thiết bị nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trường.

- Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu: Là các hoạt động nhằm làm sạch

đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.

Các sự cố tràn dầu thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực rộng lớn, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế. Do đó, đòi hỏi cần phải có những biện pháp mang tính đồng bộ và hiệu quả để khắc phục tình trạng trên.

4.2. Những nội dung công việc cần thực hiện khi sự cố xảy ra

- Trước tiên, tìm mọi biện pháp cứu người bị nạn thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. - Bằng mọi biện pháp không cho dầu từ nguồn gây ô nhiễm do sự cố tiếp tục tràn ra môi trường xung quanh.

- Tìm mọi biện pháp ngăn, quây không cho dầu đã tràn ra tiếp tục loang rộng thêm, nhất là không cho loang vào các vùng ưu tiên bảo vệ.

- Trường hợp tai nạn đâm va tàu chở dầu, hoặc vỡ khoang chứa dầu, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp có thể có được để san dầu và di chuyển phương tiện tới khu vực an toàn neo đậu an toàn.

- Tuyệt đối không dùng chất phân tán dầu trong sông, kênh, rạch.

- Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu, cặn dầu.

- Tổ chức làm sạch bờ sau khi đã vớt dầu. Kỹ thuật xử lý và làm sạch bờ cụ thể đối với từng kiểu, dạng bờ cần được trao đổi và thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về môi trường.

- Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý.

ứng phó, cơ sở phải kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản, UBND cấp tỉnh trợ giúp. Chủ cơ sở xảy ra sự cố tràn dầu chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trường.

Trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng hoặc sự cố tràn dầu xảy ra trong khu vực cần ưu tiên bảo vệ, để ứng phó kịp thời chủ phương tiện đang giữ trách nhiệm là chỉ huy hiện trường được phép huy động các lực lượng, phương tiện cần thiết để ứng phó ngay, đồng thời báo cáo UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố.

4.3. Một số biện pháp ngăn chặn và xử lý tràn dầu

a) Xử lý ban đầu

- Nhanh chóng sử dụng phao ngăn dầu để thực hiện quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho đến vớt thủ công; có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn.

- Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ (theo Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của PVN đang quy định là cách bờ 20 km), có thể xem xét dùng chất phân tán dầu nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm bờ, bởi những khu vực này thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các loại động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập mặn cần được ưu tiên bảo vệ.

- Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu, cặn dầu.

- Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý.

- Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp công tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: Sử dụng vệ tinh để theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Dùng các loại tàu và phao chuyên dụng để rải chất phân tán hoặc ngăn chặn các vết dầu loang giúp cho việc thu gom được dễ dàng. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.

b) Các phương pháp xử lý tràn dầu

- Phương pháp đốt: Sử dụng bom để đốt dầu tràn trên biển.

- Sử dụng chất phân tán hoá học để xử lý tràn dầu: Biện pháp hoá học khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài. Cụ thể, sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu - nước; tấm và phao thấm dầu... để xử lý.

- Phương pháp xử lý tràn dầu bằng công nghệ sinh học: Biện pháp sinh học là dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men...

Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học luôn luôn được xem là biện pháp tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển.

CHUYÊN ĐỀ 4:

AN TOÀN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ KINH DOANH XĂNG DẦU VÀ KINH DOANH XĂNG DẦU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w