dầu đối với môi trường, sức khỏe cộng đồng và người lao động
4.1. Trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu trong kinh doanh xăng dầu
trường và các quy định về lập và thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá, bản cam kết bảo vệ môi trường được duyệt.
- Thành lập bộ phận, cán bộ chuyên trách bảo vệ môi trường trong Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty; Xây dựng quy chế, quy định bảo vệ môi trường áp dụng đối với các tổ chức/cá nhân thuộc quyền quản lý.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Đề án bảo vệ môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu của cơ quan nhà nước quy định tại Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường/Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường/Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Đối với các dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sau khi được cấp có thẩm quyền cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phải thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định tại Điều 14, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Đối với các cơ sở trong quá trình hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các điều kiện hành nghề, quản lý và thủ tục đăng ký chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý chất thải nguy hại thực hiện theo nội dung Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về Quản lý chất thải nguy hại”.
- Quan trắc giám sát môi trường thực hiện theo đúng nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh trong phạm vi quản lý; Hướng dẫn các đơn vị thành viên xây
dựng Báo cáo môi trường theo mẫu quy định.
- An toàn và bảo hộ lao động trong kinh doanh xăng dầu; Phòng ngừa, hạn chế các tác động tiêu cực đối với môi trường từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
- Tổ chức sử dụng thiết bị, công nghệ thân thiện với môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
- Phối hợp với cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương xử lý các vấn đề môi trường phát sinh do hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị gây ra.
- Chấp hành chế độ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu; báo cáo về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Có trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu.
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường theo quy định.
- Trong quá trình tổ chức hoạt động, nếu cơ sở tạm ngừng sản xuất, kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động thì phải có văn bản báo cáo với Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường.
4.2. Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện công tác bảo vệ môi trường như thế nào? môi trường như thế nào?
- Xăng dầu là mặt hàng dễ cháy, có ảnh hưởng môi trường và yêu cầu kỹ thuật cao; là một trong những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu không phân biệt thành phần kinh tế phải thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực...
- Xây dựng kho, cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch vị trí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Dự án đầu tư xây dựng, mặt bằng quy hoạch xây dựng công trình phải được phê duyệt theo quy định; tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật chuyên
ngành và các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong các công trình.
- Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng bảo đảm các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử văn hoá và khu vực khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, bể chứa xăng dầu, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng tới người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc kho tàng có chứa chất dễ cháy, nổ, hoá chất độc hại khi xây dựng trong các khu dân cư phải đảm bảo tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Đối với các cửa hàng xăng dầu xây dựng mới áp dụng theo QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng; TCVN 4530: 2011/BKHCN - Yêu cầu thiết kế, QCVN 01:2013/BCT yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu...