Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh xăng dầu trong quản lý, xử lý chất thải rắn nhiễm dầu

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 103)

nhiễm không khí nghiêm trọng và ảnh hưởng đến những sinh vật sống. Ví dụ, chất Tetraetyl chì là chất phụ gia chống cháy nổ và giảm tiếng ồn cho động cơ. Khi hơi chì vào cơ thể người qua đường hô hấp, khoảng 30-50% chì được giữ lại trong cơ thể, tích tụ trong não, gan thận ở dưới dạng chì vô cơ và chì hữu cơ. Chì tác động với hệ enzyme, hệ tạo huyết gây thiếu máu, suy nhược nhịp tim; tác động lên hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh, mất trí nhớ, viêm não. Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây tác hại...

II. Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh xăng dầu trong quản lý, xử lý chất thải rắn nhiễm dầu chất thải rắn nhiễm dầu

1. Quản lý chất thải rắn nhiễm dầu

a. Quản lý chất thải rắn

- Quản lý chất thải rắn thông thường

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng dầu làm phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc, kinh doanh, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp; Thực hiện phân loại tại nguồn và thực hiện lưu giữ chất thải, rác thải trong khu vực kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường.

rắn phát sinh trong sinh hoạt (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật...), các chất thải thông thường không gây nguy hại khác như: Bao bì bằng giấy, gỗ, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác...

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụ xăng dầu phải có phương tiện, dụng cụ thu gom chất thải rắn, bố trí điểm thu gom, lưu giữ an toàn các chất thải trong khu vực sản xuất, kinh doanh của mình và phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý, tiêu hủy.

Đối với chất thải rắn xây dựng (nếu có) phải thực hiện phân loại chất thải rắn thành các loại: Đất, bùn hữu cơ; cát, đá và chất thải rắn xây dựng (gạch, ngói vỡ, trạt vữa, sà bần và các loại khác) và chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (kính vỡ, gỗ, chất dẻo, sắt thép, bao bì và các loại khác), để có biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp, không làm phát tán bụi bẩn, ô nhiễm môi trường; phải để đúng nơi quy định, không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn xây dựng.

Việc vận chuyển, đổ chất thải, rác thải phải đúng thời gian, đúng nơi quy định, không để rác, đất, phế thải ở hè, đường phố. Tận dụng ở mức cao nhất rác thải cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích có ích khác. Phương tiện vận chuyển phải là các phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và cấp phép lưu hành.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG dầu đến môi TRƯỜNG, sức KHỎE CON NGƯỜI và BIỆN PHÁP QUẢN lý (Trang 103)