- Quản lý chất thải rắn nhiễm dầu nguy hạ
d. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Theo công nghệ này, chất thải rắn công nghiệp và chất thải
rắn nguy hại dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 2 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm.
Địa điểm xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại phải cách xa khu dân cư lớn hơn 5 km; giao thông thuận lợi, nền đất phải ổn định, chống thấm tốt, mực nước ngầm thấp… Việc xây dựng hố chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thước, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nước rò rỉ, khí gas… Để đảm bảo công tác này, có một số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chất thải, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp:
- Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: Chất thải cần phải được đóng gói
theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp, đặc biệt là đối với chất thải lỏng. Riêng chất thải nguy hại rắn, có thể không cần đóng gói mà người ta có thể cố định hoặc hoá rắn trước khi chôn lấp.
- Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: Xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổ
nhưỡng, thuỷ văn…; các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển. Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt.
- Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúc với
nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau.
- Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần có
biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ, nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm. Thực hiện chương trình giám sát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy… khi vận hành cũng như sau khi đóng cửa bãi chôn lấp và duy
trì cho đến vài chục năm sau.
- Xây dựng và thực hiện chương trình sửa chữa, hiệu chỉnh bãi chôn lấp:
Phải có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sự cố kỹ thuật.
- Bảo hiểm bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.
Hiện nay, phương pháp chôn trong đất ngày càng ít được lựa chọn do chúng ngăn cản sự thu hồi các sản phẩm có thể dùng lại được (plastic, giấy, các vật liệu xây dựng...) và không hiệu quả lắm trong việc thu hồi năng lượng (biogas). Hơn nữa, chôn trong đất có thể gây ra sự bốc mùi của khí gây ô nhiễm môi trường.