Về hoạt động phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 71)

7 Kết cấu đề tài

2.3.4.Về hoạt động phòng, chống tham nhũng

Hoạt động phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La trong thời gian vừa qua đã đạt được một số thành tựu:

Thanh tra tỉnh đã hướng việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, dễ nảy sinh tiêu cực tham nhũng. Vì vậy, qua thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung.

Thực hiện Chương trình công tác Thanh tra đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2006 đến năm 2011 Thanh tra tỉnh đã thành lập các Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND một số huyện trong tỉnh trong thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. UBND nhân dân cấp huyện và các Sở, ban ngành đã chỉ đạo, đôn đốc các Tổ chức thanh tra cùng cấp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN tại các đơn vị trực thuộc. Riêng trong năm 2010, các Tổ chức thanh tra đã tổ chức triển khai, thực hiện được 24 cuộc thanh tra (trong đó cấp huyện 10 cuộc và các Sở, ban ngành 14 cuộc). Qua thanh tra, phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm trong việc xây dựng Chương trình, kế hoạch PCTN; công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; việc chuyển đổi vị trí công tác và những hạn chế, yếu kém trong công tác tự kiểm tra, nhằm chấn chỉnh, phòng ngừa sai phạm trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Đồng thời thông qua công tác thanh tra, tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số

quy định còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện như việc chuyển đổi vị trí công tác, công tác kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập. Đảm bảo cho công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ sở được đi vào nề nếp và đúng quy định của pháp luật.

Thông qua hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, thanh tra tỉnh đã tích cực thẩm tra, xác minh, kết luận, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giải quyết nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tham nhũng, góp phần bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ bị tố cáo sai, minh oan cho những cán bộ, công chức đó.

Tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo, làm đầu mối phối hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình tham nhũng và kết quả phòng chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh còn có một số điểm tồn tại, hạn chế sau:

Theo quy định của pháp luật cơ quan thanh tra không được quyền áp dụng một số biện pháp đặc biệt: Điều tra bí mật, trinh sát… trong khi đó, chủ thể tham nhũng lại là người có chức vụ, quyền hạn và có nhiều thủ đoạn tham ô, hối lộ tinh vi cho nên rất khó khăn trong việc phát hiện và làm rõ các hành vi tham nhũng. Các chủ thể có hành vi tham nhũng thường có sự bao che, ô dù của những người có chức, có quyền. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực pháp lý của những kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn hạn chế. Sự phối hợp này được thực hiện trên nhiều biện pháp như phối hợp trong chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch để tránh chồng chéo, trùng lặp; phối hợp tham gia các cuộc thanh tra; phối hợp trong cung cấp thông tin, điều tra, xác minh từng nội dung cụ thể; phối hợp trong việc xây dựng các văn bản pháp luật;

phối hợp trong xử lý vi phạm pháp luật… Như vậy, phối hợp là một nhu cầu khách quan trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung, trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật khác nói riêng. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố mà hiện nay công tác phối hợp giữa các cơ quan Thanh tra, kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn còn một số hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA NHÀ NƢỚC TỈNH SƠN LA 3.1. Quan điểm đổi mới

Bước vào thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc đổi mới tổ chức, hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La là một yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với hoạt động cải cách bộ máy nhà nước của Đảng và đòi hỏi thực tiễn tại Sơn La. Do vậy, quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La cần bám sát những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, xác định rõ lộ trình, bước đi thích hợp với những định hướng cơ bản sau đây:

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 71)