Cơ cấu về nhân sự

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 50)

7 Kết cấu đề tài

2.2.3.Cơ cấu về nhân sự

2.2.3.1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh Sơn La có Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, do Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh cùng với Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thanh tra tỉnh, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc được phân công. Cụ thể:

- Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi hoạt động thanh tra kinh tế- xã hội: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách theo dõi hoạt động thanh tra kinh tế- xã hội của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở; chủ trì chỉ đạo việc nghiên cứu, thẩm định, chuẩn bị, tiến hành, dự thảo kết luận các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách theo dõi hoạt động công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở; chủ trì chỉ đạo việc tiếp nhận, phân loại, xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

- Phó Chánh Thanh tra phụ trách công tác tiếp dân của Thanh tra tỉnh: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh tổ chức công tác tiếp dân của Thanh tra tỉnh; phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ ban hành và theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

2.2.3.2. Cán bộ, công chức và Thanh tra viên

Biên chế của Thanh tra tỉnh Sơn La tính đến ngày 31/12/2011, tổng số 40 cán bộ, công chức. Trong đó:

Thanh tra viên cao cấp: 01 Thanh tra viên chính: 07 Thanh tra viên: 23

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, cán bộ, công chức được phân bổ vào các phòng như sau:

Văn phòng tổng hợp: 08 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ I: 05 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ II: 06 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ III: 06 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ IV: 07 cán bộ, công chức. Phòng nghiệp vụ V: 04 cán bộ, công chức.

Với lực lượng trên hàng năm, Thanh tra tỉnh đã chủ động, tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và chính trị cho cán bộ, công chức và Thanh tra viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2.2.4. Nhận xét chung

Qua tìm hiểu về tổ chức thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La có thể rút ra một số nhận xét như sau:

a. Về ưu điểm

Ngày 13 tháng 3 năm 2009 Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và nhân sự các phòng của Thanh tra tỉnh hiện nay nhìn chung phù hợp với quy định của pháp luật. Với mô hình cơ cấu tổ chức này, các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thành lập đã bao quát hết các lĩnh vực, các mặt công tác của Thanh tra tỉnh bao gồm: Công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Trực tiếp tiến

hành thanh tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi được phân công.

Việc tổ chức cán bộ, sắp xếp bộ máy đã kết hợp hài hòa giữa con người với nhiệm vụ cụ thể và công việc chuyên môn mà Thanh tra tỉnh phải thực hiện. Từ việc quản lý, điều hành của lãnh đạo Thanh tra tỉnh (đứng đầu là Chánh thanh tra tỉnh) đến cán bộ, thanh tra viên đều đã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách của mình, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn một cách có bài bản đạt hiệu quả cao. Với mô hình tổ chức này trước mắt giải quyết được sức ép công việc đỡ căng thẳng, tâm lý cán bộ thoải mái hơn, giảm thiểu sự so bì giữa cán bộ, công chức trong cơ quan về thực hiện nhiệm vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thông thường khó khăn, phức tạp, vất vả trong khi đó chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức thanh tra cơ bản là như nhau. Bằng việc sắp xếp cơ cấu tổ chức như trên đã tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực làm cơ sở cho việc chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư số 1680/2009/TT-TTCP ngày 17/07/2009 của Thanh tra Chính phủ về danh mục các vị trí công tác thanh tra phải chuyển đổi trong cơ quan Thanh tra nhà nước.

Hiện nay, Thanh tra tỉnh Sơn La phân công các phòng nghiệp vụ phụ trách công tác thanh tra và theo dõi tình hình khiếu nại, tố cáo theo địa bàn và lĩnh vực. Như vậy, các phòng đều tiến hành thanh tra kinh tế xã hội và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo địa bàn đã được phân công. Vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND tỉnh giao thanh tra xác minh ở địa bàn do phòng nào phụ trách thì phòng đó có trách nhiệm thẩm tra, xác minh sau đó báo cáo Chánh thanh tra tỉnh trình UBND tỉnh giải quyết theo thẩm quyền. Điều này giúp cán bộ, công chức thanh tra nắm tình hình khiếu nại, tố cáo, những vấn đề bức xúc nảy sinh từ cơ sở tốt hơn, tạo điều kiện để Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu với cấp ủy và chính quyền cùng cấp kịp thời hơn.

b. Về hạn chế

Thứ nhất, với cơ cấu tổ chức này, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ thực hiện

trách, ưu điểm là dễ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ, nhưng do biên chế của Thanh tra tỉnh có hạn nên khi thành lập các phòng theo hướng mỗi phòng phải thực hiện toàn bộ công việc như cùng một lúc vừa phải thực hiện các nhiệm vụ về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động của ngành thanh tra, vừa tiến hành tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo và các công tác khác như tổng hợp, báo cáo, đôn đốc xử lý sau thanh tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đã gặp không ít khó khăn.

Có thể nói, một số phòng nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ như một cơ quan Thanh tra cấp tỉnh thu nhỏ (như phòng nghiệp vụ II, III, IV). Với khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi mỗi phòng phải có một đội ngũ cán bộ, công chức thông thạo nhiều lĩnh vực thì mới đảm nhiệm được, tuy nhiên trên thực tế chất lượng, cũng như con người đôi khi chưa đáp ứng được các đòi hỏi của công việc, nên cần có sự hỗ trợ về nhân lực từ các phòng nghiệp vụ khác điều đó ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện công tác của phòng mình hoặc của phòng khác. Cũng do phải thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ nên tính chuyên môn hóa là chưa cao, việc đào tạo ra các cán bộ, công chức chuyên sâu về từng mảng, lĩnh vực trong công tác thanh tra gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, phát sinh hiện tượng cán bộ, công chức của các phòng nghiệp vụ có tâm lý tập trung và tham gia nhiệt tình đối với các cuộc thanh tra kinh tế xã hội, coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc làm với tư tưởng cho xong việc dẫn đến kết quả giải quyết chưa cao tại một số vụ việc.

Thứ hai, các Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra hiện

nay nếu phân công phụ trách một vài phòng nghiệp vụ thì không thể nắm hết tình hình của tất cả các lĩnh vực trên địa bàn toàn tỉnh. Điều này dẫn đến hệ quả khi phải tham dự một cuộc họp để đề xuất việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mà các vụ việc không nằm trong lĩnh vực, địa bàn do Phó Chánh Thanh tra hoặc Trưởng phòng nghiệp vụ đó phụ trách thì họ không thể nắm được tình hình của vụ việc đó, nên sự có mặt của họ chỉ mang tính hình thức, hiệu quả công việc không cao.

Thứ ba, hiện nay biên chế Thanh tra tỉnh ít, phụ thuộc vào biên chế chung

của toàn tỉnh và số lượng thanh tra viên hạn chế nên rất khó hoàn thành khối lượng lớn công việc mà thanh tra tỉnh phải đảm nhiệm. Bên cạnh đó, các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, trong khi đội ngũ thanh tra viên hiện nay thường chỉ nắm vững kiến thức chung về pháp luật nhưng lại thiếu kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực đặc thù như: kinh tế, xây dựng, quy hoạch, giao thông, thương mại…. dẫn đến việc khó khăn trong giải quyết công việc.

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm thanh tra viên hiện nay chủ yếu chỉ căn cứ vào các quy định về văn bằng, chứng chỉ, ít chú ý đến những đòi hỏi năng lực về thực tiễn để xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên chưa được chú trọng đúng mức.

Có thể nói, dù hệ thống thanh tra nhà nước tỉnh có đổi mới theo mô hình nào thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là một yêu cầu hết sức quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác của ngành thanh tra nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung. Đây là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và phải được tiến hành đồng bộ từ khâu định biên, tuyển dụng, bố trí công việc, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Thực trạng về hoạt động thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

2.3.1. Về công tác thanh tra

2.3.1.1. Trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra

Hàng năm thanh tra tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.

Trong những năm qua, Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La bước đầu đã có

tuyên truyền giáo dục pháp luật về thanh tra đối với Thanh tra huyện, Thanh tra Sở và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh; nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn thực hiện thống nhất một số quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức một số lớp tập huấn nghiên cứu sâu một số chuyên đề cho đội ngũ cán bộ thanh tra huyện, thành phố, thanh tra sở; tiếp tục duy trì các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Đồng thời tiến hành thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc các Sở, các ngành của tỉnh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Quán triệt việc cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổng hợp thông tin báo cáo, nhất là báo cáo tháng, quý, năm của các tổ chức thanh tra; Thanh tra huyện, thành phố tập trung hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc theo dõi, ghi chép công tác tiếp dân, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn theo mẫu sổ đã ban hành đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

Nhờ tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra nên nhận thức và trách nhiệm của các cấp các ngành của tỉnh về công tác thanh tra đã được nâng lên một bước; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra từng bước được củng cố, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

2.3.1.2. Về hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm Thanh tra tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính ngân sách; thanh tra việc thực hiện chính sách xã hội; thanh tra lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên; thanh tra chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La; thanh tra trách nhiệm thi hành công vụ của Chủ tịch UBND một số huyện… Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc

kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số cuộc thanh tra 9 12 17 19 23 20

Phát hiện sai phạm (triệu đồng)

920,2 3.985 1.110 1.560 2.891 2.189

Kiến nghị thu hồi tiền (triệu đồng)

674,5 3.940 1.028 1.329 2.891 1.542

Kiến nghị xử lý kỷ luật (ngƣời)

7 27 3 4 6 9

Chuyển cơ quan điều tra (vụ việc)

0 4 1 2 1 1

(Theo Báo cáo kết quả công tác thanh tra từ năm 2006 – 2011 của Thanh tra tỉnh Sơn La)

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động thanh tra đã đóng góp tích cực trong việc phát hiện các sai phạm về kinh tế và chấn chỉnh trong hoạt động quản lý Nhà nước, kiến nghị xử lý nhiều cá nhân, tập thể vi phạm các quy định pháp luật. Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Đối tượng thanh tra được xác định tập trung hơn, triển khai kịp thời và kết thúc nhanh hơn; việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng; Hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đã được Ủy ban nhân dân tỉnh nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ; vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra tỉnh được nâng lên rõ rệt. Thông qua các cuộc thanh tra đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước là Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, tham nhũng, thu hồi tiền, đất đai, tài sản về cho Nhà nước và nhân dân, chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước và hoàn thiện thể chế trên

nhiều lĩnh vực. Kết quả thực hiện công tác thanh tra hàng năm trên một số lĩnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 50)