Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 66)

7 Kết cấu đề tài

2.3.2.Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

* Về tình hình khiếu nại, tố cáo:

Hàng năm, các cơ quan Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La đã tiếp nhận và giải quyết một số lượng lớn đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu ngày đã được giải quyết dứt điểm. Các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đã nhận thức rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó có nhiều cố gắng, nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác này. Trên thực tế, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Thanh tra nhà nước đã bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Tuy nhiên, những năm gần đây công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, nảy sinh nhiều vụ việc khiếu nại đông người. Theo số liệu thống kê, năm 2010 toàn tỉnh có 15 đoàn khiếu nại đông người (từ 5 người trở lên) trong đó cấp tỉnh có 11 đoàn, cấp huyện có 4 đoàn. Các đoàn đông người chủ yếu tập trung vào ngày tiếp dân định kỳ hàng tháng của Chủ tịch UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh.

Nội dung khiếu nại của công dân liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Tranh chấp về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; Chế độ trợ cấp hưu trí, mất sức lao

động, chế độ người có công trong kháng chiến, thương binh bị cắt chế độ hoặc tạm dừng chi trả trợ cấp; Khiếu nại về kết quả chấm thi tốt nghiệp phổ thông, bổ túc văn hoá, tuyển dụng giáo viên; Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ công chức; Khiếu nại mức thu thuế, mức xử phạt vi phạm hành chính chưa đúng quy định... trong đó các khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng là lĩnh vực có những vụ việc với nhiều nội dung phức tạp.

Nội dung đơn tố cáo tập trung vào các nội dung: Phản ánh cán bộ buông

lỏng quản lý, mất dân chủ, lợi dụng chức quyền chi tiêu sai nguyên tắc các khoản đóng góp của dân, không thực hiện công khai dân chủ trong việc thu chi ngân sách xã, bớt xén, tham ô tiền trong các dự án, tiền khoanh nuôi bảo vệ rừng; tố cáo cán bộ sử dụng vật tư, xi măng, gạch, sắt thép của chương trình 925 còn lãng phí, kém hiệu quả và lợi dụng để sử dụng vào việc riêng của gia đình, làm thất thoát tiền đóng góp của nhân dân (Chương trình 925 là công trình được

thực hiện theo Quyết định 925 của tỉnh Sơn La về tổ chức huy động toàn dân tham gia chương trình nước – môi trường - đường giao thông theo phương châm Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân góp tiền, góp sức cùng làm các công trình công cộng). Tố cáo cán bộ xã ăn chặn tiền hỗ trợ làm nhà của người có

công; giám đốc một số doanh nghiệp lợi dụng chức quyền làm trái chính sách, chế độ của Nhà nước để tham ô, chi tiêu tài chính không minh bạch. Tố cáo cảnh sát giao thông nhận tiền bồi dưỡng của lái xe. Tố cáo những trường hợp chưa đủ điều kiện về thời gian, tuổi đời vẫn được hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động. Tố cáo việc khai thác lâm sản trái phép, hành vi trốn lậu thuế, lấn chiếm đất công trái phép, cấp đất không đúng đối tượng. Tố cáo cán bộ công chức làm công tác giải phóng mặt bằng cố ý làm trái để vụ lợi cá nhân…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: - Về phía cơ quan nhà nước

+ Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên nên không kịp thời phát hiện được các hành vi vi phạm.

+ Một số nơi chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải

trách nhiệm; giải quyết thiếu công bằng, không đúng chính sách, pháp luật; việc thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chưa triệt để, chưa xử lý nghiêm cán bộ vi phạm.

+ Một số đồng chí lãnh đạo các sở, ngành, huyện, xã còn chưa quan tâm đầy đủ đến công tác tiếp dân và giải quyết KNTC của công dân, một số đồng chí còn ngại đối thoại trực tiếp với dân, còn thiếu kiểm tra đôn đốc các đơn vị cấp dưới, còn “khoán” cho đơn vị cấp dưới, khi giải quyết còn chủ quan, vội vàng không tổ chức điều tra xác minh, chứng cứ còn đơn giản, sơ sài, cơ sở pháp lý không chắc chắn, không nắm vững chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn kết luận, dẫn đến đương sự không đồng tình tiếp tục khiếu kiện lên cấp trên, làm tình hình phức tạp thêm, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết lần tiếp theo.

+ Thiếu biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc các quy định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, dẫn đến một số quyết định giải quyết không được thực hiện nghiêm túc.

+ Công tác hoà giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân và giải quyết khiếu kiện ngay tại cơ sở có ý nghĩa tích cực nhiều nơi do làm tốt công tác này nên tình hình khiếu kiện đỡ phức tạp. Nhưng nhìn chung việc giải quyết khiếu kiện ngay tại cơ sở và thực hiện biện pháp hoà giải vẫn là vẫn đề yếu hiện nay, kết quả và chất lượng giải quyết KNTC ở cơ sở còn thấp, làm cho người dân thiếu tin tưởng, quan hệ phối hợp giữa các cấp các ngành và đoàn thể có nhiều tiến bộ, nhưng cũng có không ít vụ việc cách giải quyết của các cơ quan khác nhau, làm chỗ dựa cho người đi khiếu kiện kéo dài gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tiếp.

- Về trách nhiệm của các tổ chức thanh tra

+ Việc tham mưu giúp Thủ trưởng cùng cấp trong việc tổ chức tiếp công dân và giải quyết KNTC còn thiếu kịp thời, việc phân loại, xử lý đơn thư còn lúng túng, chưa xác định đúng thẩm quyền giải quyết, chưa tổng hợp kịp thời tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn, báo cáo kết qủa

xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu chặt chẽ, chứng cứ chưa đầy đủ nhưng vẫn trình cấp có thẩm quyền quyết định, dẫn đến một số vụ việc khiếu kiện đã được giải quyết nhưng đương sự không nhất trí, tiếp tục khiếu kiện.

+ Việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức tuyên truyền giáo dục, phổ biến, pháp luật về KNTC tới sâu rộng các tầng lớp nhân dân còn chưa thường xuyên.

- Về phía người khiếu nại, tố cáo

+ Nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, sự am hiểu về chế độ chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ, một số vụ việc đã được các cơ quan hành chính nhà nước xem xét giải quyết đúng pháp luật nhưng công dân vẫn tiếp tục đeo bám, khiếu kiện dai dẳng, gây tốn kém thời gian, kinh phí của cơ quan Nhà nước. Một số trường hợp lợi dụng việc KNTC để kéo dài thời gian không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

+ Không ít trường hợp công dân lợi dụng quyền KNTC để khiếu nại, tố cáo sai sự thật, hoặc KNTC vì mâu thuẫn cá nhân, viết đơn nặc danh, mạo danh người khác, lấy danh nghĩa là tập thể, không ghi tên và địa chỉ rõ ràng. Vẫn còn tình trạng đơn KNTC có cùng một nội dung, in sao gửi nhiều nơi, nhiều cấp.

- Về chính sách, pháp luật

+ Chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực chưa đầy đủ, đáng chú ý là một số quy định của Luật khiếu nại, tố cáo sau nhiều năm thực hiện đã không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, làm hạn chế hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức và công dân. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 mặc dù đã quy định cho người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hành chính, kể cả quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính. Tuy nhiên việc người khiếu nại khởi kiện vụ án tại toà hành chính hiện nay là rất hạn chế. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước tỉnh bị quá tải về số lượng vụ việc khiếu nại, trong khi Tòa án có rất ít vụ việc để thụ lý giải quyết. Nguyên nhân chính là do nếp nghĩ cũ của người dân ngại ra toà án, chỉ muốn giải quyết vụ việc qua con đường giấy tờ, hành chính. Để công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ

quan Thanh tra nhà nước hiện nay có hiệu quả thì trước hết cần nâng cao công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại ngay từ cấp giải quyết khiếu nại đầu tiên của các cơ quan hành chính nhà nước, nơi ra các quyết định hành chính; tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn cho người khiếu nại, tố cáo hiểu các thủ tục đơn giản của con đường khiếu kiện hành chính, qua đó hạn chế được các cuộc khiếu nại vượt cấp, đông người, kéo dài gây mất trật tự, an ninh xã hội và thiệt hại cho người dân.

+ Cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay còn phức tạp, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại không phù hợp với thực tiễn, các cơ quan hành chính là người ra quyết định hành chính bị khiếu nại lại là người giải quyết khiếu nại nên có không ít quyết định giải quyết khiếu nại thiếu khách quan.

+ Chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi. Giá bồi thường đất, định mức hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất hiện còn bất cập, thường thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đền bù đất sản xuất nông nghiệp khu vực các xã, thị trấn gần trung tâm thành phố.

+ Cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo được cuộc sống ổn định của người nông dân có đất bị thu hồi.

* Việc thực hiện các quy định về tổ chức tiếp công dân

Căn cứ các quy định của pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thực hiện phân công người đứng đầu cơ quan đơn vị, thủ trưởng các cấp các ngành từ tỉnh đến cơ sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Những vụ việc KNTC phức tạp, đông người trong quá trình giải quyết thường xuyên có sự lãnh đạo trực tiếp của Thường trực tỉnh uỷ, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh.

Nhìn chung công tác tiếp dân đã được các cấp, các ngành quan tâm, nhất là phòng tiếp dân của tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, Đoàn đại biểu Quốc hội, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh đã duy trì thường xuyên lịch tiếp dân định kỳ

vào ngày 25 hằng tháng, kịp thời tiếp nhận, xử lý các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Các trang thiết bị, nội quy đầy đủ như quy định.

Việc tiếp dân được thực theo quy trình nghiệp vụ, nhiều vụ việc thông qua công tác tuyên truyền, giải thích, công dân đã tự nguyện xin rút đơn, không tiếp tục khiếu nại. Công dân đến các phòng tiếp dân được đón tiếp đúng quy định, quá trình làm việc đảm bảo sự tôn trọng, cư sử đúng mực, chấp hành đúng nội quy phòng tiếp dân, không xảy ra tình trạng mất trật tự công cộng hoặc các hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 66)