Mối quan hệ giữa tổ chức thanh tra với các cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 37)

7 Kết cấu đề tài

1.3. Mối quan hệ giữa tổ chức thanh tra với các cơ quan, tổ

1.3.1. Quan hệ giữa tổ chức thanh tra với thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp

Nhằm đề cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Luật thanh tra quy định Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

Thanh tra Chính phủ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, các tổ chức thanh tra khác chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và sự chỉ đạo của tổ chức thanh tra Nhà nước cấp trên.

Theo thẩm quyền được giao, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thành lập và xây dựng các tổ chức thanh tra, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra, chỉ đạo hoạt động thanh tra. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra hàng năm khi Tổng thanh tra Chính phủ trình; Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra cho Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện. Về thẩm quyền ra quyết định thanh tra: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Về phía cơ quan thanh tra chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức thanh tra cấp trên về công tác thanh tra, chỉ đạo xây dựng chương trình thanh tra của tổ chức thanh tra thuộc quyền, định kỳ nghe tổ chức thanh tra thuộc quyền báo cáo.

1.3.2. Quan hệ giữa các tổ chức thanh tra trong hệ thống thanh tra nhà nước

Theo quy định của Luật Thanh tra, các cơ quan Thanh tra vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, vừa chịu sự hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra cấp trên. Như vậy, giữa cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp trong hệ thống thanh tra nhà nước phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, mối quan hệ giữa Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và Thanh tra sở có mối quan hệ phối hợp trong quá trình hoạt động thanh tra.

Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh, lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối với Thanh tra huyện, Thanh tra sở thuộc tỉnh trên các lĩnh vực thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND hoặc thủ trưởng cơ quan cùng cấp. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật

về giải quyết khiếu nại tố cáo. Bên cạnh đó còn thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng. Ngoài ra còn thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và giải quyết về khiếu nại tố cáo.

Do có những nhiệm vụ quyền hạn chung nên trong quá trìmh tổ chức triển khai thực hiện giữa Thanh tra tỉnh với Thanh tra huyện, Thanh tra sở phải có mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp mật thiết với nhau để mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra là nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan Thanh tra cấp trên đối với cơ quan Thanh tra cấp dưới, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra hành chính cho cơ quan Thanh tra huyện, Thanh tra sở bao gồm các nội dung như xây dựng chương trình, kế hoạch kế hoạch công tác thanh tra hàng năm, đều chỉnh chương trình công tác, điều hòa, phối hợp và xử lý những vướng mắc, trùng lặp giữa cơ quan Thanh tra tỉnh, huyện, sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, khắc phục chống chéo về nội dung trùng lặp từ đó dễ gây phiền hà cho đối tượng thanh tra.

Đó là những nội dung phối hợp để các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở thực hiện thống nhất và cần có sự chỉ đạo định hướng của cơ quan Thanh tra cấp trên. Hàng năm các cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện, Thanh tra sở phải xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra được Chủ tịch hoặc Thủ trưởng cùng cấp phê duyệt. Chương trình, kế hoạch được phê duyệt là căn cứ quan trọng để các cơ quan thanh tra tiến hành các hoạt động thanh tra.

Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh và những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, Thanh tra tỉnh có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn định hướng trọng tâm cho công tác thanh tra hành chính năm sau cho Thanh tra huyện, Thanh tra sở.

Về nhân sự: Chánh thanh tra các cấp do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp bổ nhiệm sau khi thống nhất với Chánh thanh tra cấp trên trực tiếp.

Như vậy, chúng ta có thể thấy hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NHÀ NƢỚC TỈNH SƠN LA

2.1. Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)