Hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 32)

7 Kết cấu đề tài

1.2.2.Hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước

Hoạt động thanh tra là cách thức thể hiện vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra nhà nước. Hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật bao gồm: xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra; quyết định việc thanh tra; tiến hành thanh tra trên thực tế; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra và xử lý kết luận thanh tra….

Hoạt động thanh tra được các cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành trên cơ sở hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

- “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao” (Khoản 2 Điều 3 Luật

Thanh tra 2010). Như vậy, thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra trong nội bộ bộ máy nhà nước; đối tượng của thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc. Chẳng hạn như bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành thanh tra đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh… Nội dung của thanh tra hành chính nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Nó thể hiện quan hệ trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát giữa cấp trên đối với cấp dưới, giữa cơ quan có thẩm quyền với đối tượng trực thuộc chịu sự quản lý.

-“Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó” (Khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010). Hoạt

ngành, lĩnh vực tiến hành như Bộ, sở, Thanh tra bộ, Thanh tra sở và cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc sở). Đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó. Nội dung của thanh tra chuyên ngành nhằm xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực.

Hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước được thể hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra theo quy định của pháp luật.

1.2.2.1. Về chức năng

Luật Thanh tra đã quy định rõ và phân biệt sự khác nhau giữa tổ chức thanh tra ở các cấp và tổ chức thanh tra thuộc ngành ở trung ương và địa phương.

Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, thanh tra huyện có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi quản lý của uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Thanh tra bộ, Thanh tra sở có chức năng thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan mình và quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng cơ quan mình.

1.2.2.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước

Luật thanh tra năm 2010 và những văn bản pháp luật hiện hành đã quy định những nhiệm vụ và quyền hạn chung của các cơ quan thanh tra nhà nước đồng thời quy định nhiệm vụ quyền hạn riêng của từng tổ chức thanh tra, các chức danh lãnh đạo của từng tổ chức thanh tra và thanh tra viên. Cụ thể:

Thứ nhất, nhiệm vụ, quyền hạn về công tác thanh tra.

- Thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra:

+ Về công tác: Phải xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, hướng dẫn các cấp, các ngành và chỉ đạo các tổ chức thanh tra cấp dưới thực hiện. Tổ chức thanh tra có quyền yêu cầu các cấp, các ngành trong phạm vi quản lý của thủ trưởng cùng cấp thanh tra những việc thuộc phạm vi trách nhiệm.

Tổ chức thanh tra cấp trên giao nhiệm vụ cho tổ chức thanh tra cấp dưới, khi cần có thể điều động các cán bộ tổ chức thanh tra cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác cần kiểm tra, được phép đình chỉ việc thi hành, sửa đổi bãi bỏ những kiến nghị, quyết định không đúng của thanh tra cấp dưới.

+ Về tổ chức: Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về hệ thống tổ chức và chính sách, chế độ quản lý về tổ chức cán bộ. Quản lý cán bộ theo thẩm quyền và việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

+ Về nhiệm vụ: Nghiên cứu lý luận công tác thanh tra, xây dựng và hướng dẫn việc thực hiện các quy trình biểu mẫu, phương pháp tiến hành thanh tra, tổng kết kinh nghiệm hoạt động thanh tra trong nước, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm thanh tra nước ngoài.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về thanh tra: Các tổ chức thanh tra đều phải tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong các văn bản pháp luật và pháp quy về công tác thanh tra và công tác xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan đơn vị tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý các cấp ngành mình. Qua đó có quyền tạm đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bãi bỏ những quy định trái pháp luật về công tác thanh tra và xét giải quyết việc khiếu nại, tố cáo.

+ Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước. Nhiệm vụ quyền hạn này nhằm thực hiện tốt mục đích thanh tra, góp phần thúc đẩy hoàn thiện nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý. Bởi vì hoạt động quản lý luôn đổi mới, đối tượng quản lý luôn vận động đòi hỏi chủ thể quản lý luôn phải có những quyết định phù hợp.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tổ chức thanh tra nào cũng có nhiệm vụ này nhưng nội dung, đối tượng, phạm vi lại khác nhau.

+ Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân cấp

tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; Thanh tra vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của UBND cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập; Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, UBND cấp huyện; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao;

+ Thanh tra huyện thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, của UBND cấp xã; Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã; Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND cấp huyện giao;

+ Thanh tra bộ, sở là tổ chức thanh tra nằm trong cơ cấu bộ máy của bộ, của sở, tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ, của sở; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ, của sở;

Thứ hai, nhiệm vụ, quyền hạn về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Một hoạt động hết sức quan trọng của cơ quan thanh tra nhà nước là quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, hoạt động này có tác động tích cực, hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại đạt kết quả vững chắc, toàn diện và đầy đủ hơn. Điều 27 Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi, bổ sung 2005 quy định: “Thanh tra nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Nội dung của nó bao gồm: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền

hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước; Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại; Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại…

Cơ quan thanh tra nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại. Theo Điều 27 Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi, bổ sung 2005 quy định: “Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh,

kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp”. Thanh tra và giải quyết khiếu nại luôn

là hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau. Trong các quy định của pháp luật về khiếu nại luôn gắn liền với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước và ngược lại. Đây là hai lĩnh vực công tác có nhiều điểm tương đồng về mục đích, phương pháp và những yêu cầu đặt ra. Chính vì vậy, giải quyết khiếu nại luôn là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thanh tra nhà nước trong suốt quá trình lịch sử từ khi thành lập đến nay.

Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng

Kể từ khi thành lập, mặc dù ở mỗi giai đoạn lịch sử đều có những điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp, nhưng ngành Thanh tra và công tác thanh tra luôn luôn có một vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước.

Các cơ quan thanh tra nhà nước đã tham mưu cho các cấp, các ngành triển khai và hoàn thành việc kê khai minh bạch tài sản theo đúng quy định. Phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ban hành các kế hoạch thực hiện chiến lược phòng chống tham nhũng và Chỉ thị về tăng cường công tác tự kiểm tra, phòng ngừa sai phạm trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; phối hợp với các ngành chức năng tiến hành thanh tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả công tác phòng, chống tham nhũng đảm bảo thời gian, nội dung theo yêu cầu.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, yêu cầu: nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng. Cơ quan thanh tra theo cấp hành

chính tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tại Điều 62 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 quy định “Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”. Có thể thấy rằng hoạt

động thanh tra, kiểm toán đã phát hiện ra rất nhiều sai phạm kinh tế có dấu hiệu tham nhũng hoặc có nguy cơ dẫn đến tham nhũng nếu không được ngăn chặn kịp thời. Chính vì vậy, các hoạt động này được quy định rất chặt chẽ đầy đủ trong các văn bản pháp luật cao nhất của nhà nước. Pháp luật một mặt trao cho các cơ quan này quyền hạn rất lớn để có thể đấu tranh với những vi phạm pháp luật, mặt khác cũng quy định chặt chẽ để hoạt động của các cơ quan này phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong khi đánh giá kết luận những vụ việc và người có hành vi vi phạm để tránh oan sai.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 32)