Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 45)

7 Kết cấu đề tài

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ban Thanh tra tỉnh Sơn La (tiền thân của cơ quan Thanh tra tỉnh Sơn La ngày nay) được thành lập năm 1963, ngay sau khi Khu Tây Bắc chia tách tỉnh. Những ngày đầu thành lập, có 5 cán bộ được chuyển đến từ Ban Thanh tra Khu, sau đó tiếp tục được tăng cường từ tỉnh Nghệ An, thành phố Hải Phòng và Quân Khu Tây Bắc; đến cuối năm 1964 ổn định với 9 cán bộ. Ở cấp huyện, thị và một số sở, ban, ngành trong thời gian này, Ban thanh tra mới bắt đầu được thành lập.

Tháng 4/1965 thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương về việc giải thể Ủy ban Thanh tra của Chính phủ và Ban Thanh tra các địa phương để tăng cường lực lượng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhiệm vụ thanh tra được giao cho thủ trưởng các cấp, các ngành trực tiếp đảm nhận, chỉ để lại ở Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện mỗi nơi một cán bộ thanh tra, làm nhiệm vụ giúp thủ trưởng cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đến tháng 8/1969 trước tình hình, nhiệm vụ mới, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ được thành lập; ở Sơn La, ngày 18/11/1970 cơ quan Thanh tra cấp tỉnh được tái lập với tên gọi là Ủy ban Thanh tra tỉnh, 20 Ban Thanh tra ở các ty, ban, ngành trong tỉnh được củng cố, các Ban Thanh tra, xét khiếu tố ở cấp huyện chuẩn bị được thành lập.

Năm 1984, căn cứ Nghị quyết số 26/HĐBT ngày 15/2/1984 của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Thanh tra tỉnh được đổi tên thành Ủy ban Thanh tra nhà nước tỉnh. Theo Nghị quyết này Ủy ban Thanh tra nhà nước các cấp không chỉ là một cơ quan chuyên môn ở địa phương, mà còn là một cấp của hệ thống thanh tra và một bộ phận của cơ quan lãnh đạo chính quyền cùng cấp.

Tháng 4/1990 với sự ra đời của Pháp lệnh Thanh tra, hệ thống thanh tra từ tỉnh đến huyện, ngành được đổi tên thành: Thanh tra tỉnh; Thanh tra huyện; Thanh tra sở, ngành.

Từ ngày 01/10/2004 đến nay, thực hiện Luật Thanh tra, các cơ quan thanh tra nhà nước ở tỉnh, vẫn với tên gọi như quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Với

việc quy định rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của các cơ quan thanh tra theo từng loại hình, đã khắc phục được những chồng chéo trong hoạt động và phân tán trong tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước.

Theo quy định tại Điều 20 Luật thanh tra năm 2010 thì Thanh tra tỉnh Sơn La là cơ quan ngang sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 45)