Thực trạng về hoạt động thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 54)

7 Kết cấu đề tài

2.3.Thực trạng về hoạt động thanh tra nhà nƣớc tỉnh Sơn La

2.3.1. Về công tác thanh tra

2.3.1.1. Trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra

Hàng năm thanh tra tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.

Trong những năm qua, Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La bước đầu đã có

tuyên truyền giáo dục pháp luật về thanh tra đối với Thanh tra huyện, Thanh tra Sở và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của UBND tỉnh; nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn thực hiện thống nhất một số quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức một số lớp tập huấn nghiên cứu sâu một số chuyên đề cho đội ngũ cán bộ thanh tra huyện, thành phố, thanh tra sở; tiếp tục duy trì các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn. Đồng thời tiến hành thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc các Sở, các ngành của tỉnh trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Quán triệt việc cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổng hợp thông tin báo cáo, nhất là báo cáo tháng, quý, năm của các tổ chức thanh tra; Thanh tra huyện, thành phố tập trung hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc theo dõi, ghi chép công tác tiếp dân, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn theo mẫu sổ đã ban hành đảm bảo thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh.

Nhờ tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra nên nhận thức và trách nhiệm của các cấp các ngành của tỉnh về công tác thanh tra đã được nâng lên một bước; chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra từng bước được củng cố, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

2.3.1.2. Về hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội

Căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, hàng năm Thanh tra tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính ngân sách; thanh tra việc thực hiện chính sách xã hội; thanh tra lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên; thanh tra chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La; thanh tra trách nhiệm thi hành công vụ của Chủ tịch UBND một số huyện… Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc

kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số cuộc thanh tra 9 12 17 19 23 20

Phát hiện sai phạm (triệu đồng)

920,2 3.985 1.110 1.560 2.891 2.189

Kiến nghị thu hồi tiền (triệu đồng)

674,5 3.940 1.028 1.329 2.891 1.542

Kiến nghị xử lý kỷ luật (ngƣời)

7 27 3 4 6 9

Chuyển cơ quan điều tra (vụ việc)

0 4 1 2 1 1

(Theo Báo cáo kết quả công tác thanh tra từ năm 2006 – 2011 của Thanh tra tỉnh Sơn La)

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động thanh tra đã đóng góp tích cực trong việc phát hiện các sai phạm về kinh tế và chấn chỉnh trong hoạt động quản lý Nhà nước, kiến nghị xử lý nhiều cá nhân, tập thể vi phạm các quy định pháp luật. Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Đối tượng thanh tra được xác định tập trung hơn, triển khai kịp thời và kết thúc nhanh hơn; việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng; Hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đã được Ủy ban nhân dân tỉnh nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ; vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra tỉnh được nâng lên rõ rệt. Thông qua các cuộc thanh tra đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước là Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, tham nhũng, thu hồi tiền, đất đai, tài sản về cho Nhà nước và nhân dân, chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước và hoàn thiện thể chế trên

nhiều lĩnh vực. Kết quả thực hiện công tác thanh tra hàng năm trên một số lĩnh vực cụ thể như sau:

- Thanh tra trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng: Qua các cuộc thanh

tra thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cho thấy, hầu hết các công trình dự án được kiểm tra đều có sai phạm ở mức độ khác nhau, các sai phạm diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn đầu tư, trong đó có một số sai phạm đáng chú ý là: Công tác lập dự án chuẩn bị đầu tư là giai đoạn rất quan trọng, tuy nhiên tại một số dự án được thanh tra công tác khảo sát thiết kế, lập dự án còn sơ sài thiếu chính xác đẫn đến vượt dự toán, đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến một số dự án phải điều chỉnh thiết kế, thi công, thời gian thực hiện dự án kéo dài gây lãng phí; công tác đấu thầu còn hình thức chưa thực sự hiệu quả; công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng một số công trình còn buông lỏng, như, thi công không đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, thi công thiếu khối lượng, sai kích thước hình học, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại nhưng vẫn được nghiệm thu thanh toán; nghiệm thu thanh toán không có khối lượng; nghiệm thu sai, thanh toán sai giá trị cho đơn vị thi công...

- Thanh tra việc quản lý sử dụng đất đai: UBND các huyện, thị xã đã có

nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt, việc sử dụng đất cơ bản đúng mục đích và có hiệu quả, phối hợp với các ngành chức năng kịp thời tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các chính sách liên quan đến đất đai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn một số tồn tại như:

Việc quản lý nhà nước về đất đai còn chưa chặt chẽ, công tác lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn mang tính hình thức, chưa sát với tình hình thực tế của địa phương; thiếu kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn đối với

UBND các xã, phường, thị trấn trong việc lập qui hoạch, xây dựng kế hoạch, quản lý sử dụng đất đai. Việc triển khai thực hiện qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt còn thấp, vẫn còn tình trạng sử dụng đất chưa đúng mục đích, kém hiệu quả.

Việc lập hồ sơ địa chính còn chưa đầy đủ, như chưa có sổ theo dõi biến động đất đai, sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ nhà đất, không mở sổ sách xuất, nhập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng qui định; trong công tác lưu trữ, hồ sơ địa chính lưu trữ còn thiếu, chưa đảm bảo khoa học. Việc cập nhật số liệu không thường xuyên và thiếu chính xác. Đội ngũ cán bộ Địa chính xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, do vậy việc lập sổ sách địa chính theo dõi còn thiếu, không nắm chắc số liệu và biến động của từng loại đất trên địa bàn.

Có thành lập Hội đồng xét cấp đất theo qui định, nhưng hoạt động hình thức, kém hiệu quả, chưa đúng với chức năng nhiệm vụ được giao. Việc xét cấp đất ở mới, về nguyên tắc thì thủ tục phải từ cơ sở xét lên, nhưng còn có biểu hiện nhiều trường hợp được xét cấp đất ở mới không qua cấp xã, phường, thị trấn. Một số trường hợp không đủ điều kiện và tiêu chuẩn vẫn được cấp đất ở, trong khi đó một số trường hợp đủ điều kiện và tiêu chuẩn, thuộc diện gia đình chính sách vẫn không được cấp. Như một số trường hợp thuộc diện giải toả quốc lộ 6, còn đất ở, còn nhà ở nhưng vẫn được cấp đất tái định cư tập trung; từ việc xét cấp đất ở mới do không thực hiện đúng qui trình, đảm bảo công khai minh bạch, công bằng, có biểu hiện tiêu cực là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện, bức xúc trong xã hội. (Riêng về đất đai và làm hồ sơ giả tại khu vực Thị xã, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam 6 đối tượng, đang tiếp tục làm rõ những nội dung có liên quan).

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chưa đảm bảo thời gian theo quy định, chưa thực hiện triệt để công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai dẫn đến tình trạng còn hồ sơ tồn đọng; một số hồ sơ việc lập vẽ sơ đồ thửa đất chưa chính xác, các thông tin ghi trên hồ sơ chưa đầy đủ.

Việc thu thuế cấp quyền sử dụng đất, xác định giá đất của Chi cục Thuế các huyện, thị xã còn tuỳ tiện chưa đúng quy định như áp giá vị trí lô 1 sang vị trí lô 2, thu sai giá đất, thu thiếu so với diện tích đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Uỷ ban nhân dân các huyện chưa ban hành quyết định thu hồi đất ở cũ của các hộ khi phải di dân tái định cư, theo đúng qui định của Luật đất đai.

- Thanh tra việc thực hiện chính sách di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La: Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La tại địa bàn 03 huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu. Đây là ba huyện nằm trong vùng phải di dân khỏi lòng hồ sông Đà để chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng Thủy Điện Sơn La, chính vì vậy cả 3 huyện đều xác định việc thực hiện di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La là nhiệm vụ trọng tâm của huyện, bởi vậy các huyện đều đã có quyết định thành lập Hội đồng đền bù di dân tái định cư huyện, tổ thẩm định, ban quản lý dự án di dân các xã, thị trấn; kiện toàn bộ máy của Ban quản lý dự án di dân tái định cư huyện để thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư. Đã tổ chức tuyên truyền chế độ chính sách, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện tốt việc di dân, đã tiến hành bàn giao mặt bằng công trường Thuỷ điện cũng như cốt ngập 140 đảm bảo thời gian theo đúng kế hoạch của tỉnh. Qua kiểm tra xác minh về cơ bản các huyện đã thực hiện đầy đủ chính sách với các hộ dân phải di chuyển.

- Thanh tra chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ về thanh tra Chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh triển khai thanh tra và kết thúc thanh tra tại một số doanh nghiệp.

Qua thanh tra xác định: Công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, có quyết định thành lập Ban đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa và tổ tư vấn giúp việc. Sau khi hoàn chỉnh công tác cổ phần hóa đã tổ chức bàn giao, chuyển số liệu kế toán từ công ty Nhà

nước sang công ty cổ phần theo quy định để đi vào hoạt động. Việc xác định giá trị doanh nghiệp được triển khai theo quy trình gồm: công tác kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ, xử lý lao động dôi dư, áp giá, xử lý tài sản, tổ chức bán cổ phần, thu tiền bán cổ phần nộp về quỹ sắp xếp doanh nghiệp. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hóa có chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi, bộ máy quản lý tinh gọn, chi phí quản lý được sử dụng hợp lý và có hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

- Thanh tra công tác quản lý tài chính ngân sách: Nội dung sai phạm chủ

yếu phát hiện qua thanh tra là chi thiếu chứng từ; chứng từ không hợp lệ; quyết toán sai; chi sai chế độ chính sách, chi không đúng mục đích, công tác quản lý lỏng lẻo, thiếu hụt quỹ…

Từ kết quả thanh tra trong một số lĩnh vực nêu trên có thể đưa ra một số nhận xét tổng quát nhất về thực trạng thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra nhà nước tỉnh Sơn La trong những năm gần đây như sau:

- Về ưu điểm

Nhìn chung thanh tra tỉnh đã chủ động nỗ lực, cố gắng, tổ chức triển khai tương đối toàn diện, có hiệu quả chương trình công tác thanh tra đã được phê duyệt, thực hiện có kết quả các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết kịp thời nhiều vụ việc đột xuất do cấp trên giao, cơ bản đã phấn đấu hoàn thành chương trình công tác, góp phần phục vụ kịp thời sự chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền cùng cấp.

Kết quả công tác thanh tra đạt được tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, tập trung vào những lĩnh vực nổi cộm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như quản lý nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn vốn khác; quản lý đầu tư xây dựng các chương trình dự án, công tác di dân tái định cư công trình Thủy điện Sơn La, thanh tra trong lĩnh vực đất đai… Công tác xử lý sau thanh tra tiếp tục được quan tâm, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của đối tượng được thanh tra trong thực hiện các kết luận thanh tra;

kết quả công tác thanh tra đã giúp các cơ quan nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tăng cường các biện pháp phòng ngừa sai phạm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước.

Thanh tra tỉnh tiếp tục đổi mới cách thức chỉ đạo, điều hành, phương pháp làm việc, hồ sơ các cuộc thanh tra được thu thập, nghiên cứu kỹ tại cơ quan Thanh tra tỉnh, sau đó mới đi xác minh thực tế ở đơn vị được thanh tra, từ đó đã rút ngắn thời gian trực tiếp ở cơ sở, tiết kiệm được kinh phí, không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra, thực hiện việc dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra. Kết luận thanh tra cơ bản

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra Nhà nước tỉnh Sơn La (Trang 54)