Để công tác tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân BLGĐ được kịp thời và có hiệu quả thì việc kiện toàn bộ máy chỉ đạo, cán bộ chuyên trách về phòng, chống bạo lực gia đình phải được thực hiện đồng bộ về công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở. Từ năm 2008-2013 tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng được hệ thống cơ sở trực tiếp ứng cứu cho nạn nhân bạo lực gia đình, cụ thể sau:
- Ở cấp tỉnh: Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình có 6 cán bộ và một đồng chí Phó Trưởng phòng phụ trách công tác gia đình, trong đó 03 cán bộ làm công tác gia đình và 01 lãnh đạo Sở được phân công phụ trách lĩnh vực Gia đình.
- Ở cấp huyện: Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố có 27 cán bộ theo dõi công tác gia đình.
- Ở cấp xã: Hiện nay ở 637 xã, phường, thị trấn có cán bộ văn hóa - xã hội làm kiêm nhiệm công tác gia đình.
toàn đã đáp ứng được yêu cầu tham mưu, chỉ đạo, tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn tỉnh và bước đầu thu được kết quả.
Ước tính mỗi năm mỗi huyện tổ chức được 10 buổi tuyên truyền, sinh hoạt tương đương với hơn 500.000 lượt người được tiếp nhận thông tin phòng, chống bạo lực gia đình [38]. Hầu hết nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh từ cấp xã lên cấp tỉnh đều được tiếp nhận xác minh, hỗ trợ ban đầu của cơ quan chức năng khi xảy ra vụ việc. Tỉ lệ này có sự chênh lệch giữa thành thị, đồng bằng, miền núi, giữa các nạn nhân bạo lực gia đình phụ nữ, trẻ em, người già, cụ thể ở bảng thống kê sau:
Bảng 2.3: Thống kê tiếp nhận hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bạo lực gia đình tỉnh Thanh Hoá [38]
Địa điểm Tổng số lượt người tiếp nhận/năm
Phụ nữ Trẻ em Người già
Thành phố 2.500.000 55% 32,5% 12,5%
Đồng bằng 3.200.000 58,3% 30% 11,7%
Miền núi 25.000.000 64% 33,2% 2,8%
Nhìn chung công tác tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bạo lực gia đình trên toàn tỉnh được đánh giá là phổ biến và hiệu quả nhất. Hầu hết số nạn nhân khi được phát hiện bị bạo lực gia đình đều được quan tâm hỗ trợ và sẵn sàng được cấp chính quyền cơ sở ứng cứu kịp thời. Trong báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 01/8/2013, Thanh Hoá đã được Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những tỉnh đông dân cư và đi đầu trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và công tác phát hiện ngăn chặn kịp thời nạn nhân bị bạo lực gia đình nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế sẽ được trình bày tại mục 2.4.4 của luận văn.