Với những hậu quả nặng nề do bạo lực gia đình gây ra cho XH thì việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu
biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau, cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi nảy sinh tranh chấp, từ đó, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và những người thân của mình.
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước. Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình, từ đó nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo nhân quyền trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.
Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt được hiệu quả đòi hỏi công tác phòng, chống bạo lực gia đình phải được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ ở mọi góc độ, cụ thể:
- Phòng, chống bạo lực gia đình ở góc độ bảo vệ nhân quyền
Nhân quyền, hay quyền con người (human rights), được xem là sự kết tinh những giá trị nhân văn cao đẹp trong văn hóa nhân loại, là những chuẩn mực toàn cầu mà các cá nhân, cộng đồng, quốc gia hướng tới và đấu tranh để bảo đảm nhân phẩm và hạnh phúc của mọi cá nhân.
Có nhiều định nghĩa về quyền con người, trong đó đáng chú ý có định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR), theo
đó “quyền con người được hiểu là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác
dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [20, tr.37]. Gần với trường phái quyền tự nhiên, quyền con người
được xem là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Hay là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người. Ở Việt Nam, quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế
Từ góc độ nhân quyền, bạo lực gia đình là một hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bị cấm theo luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, vì thế phòng, chống bạo lực gia đình chính là để bảo vệ nhân quyền và thực thi pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp
thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình. Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách. Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình … có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau, cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi nảy sinh tranh chấp, từ đó họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và những người thân của mình.
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước. Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình, từ đó nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia
đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.