Khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam về phòng, chống

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 37)

Mặc dù các chế tài nêu trên được áp dụng để xử lý những hành vi bạo lực gia đình đã xảy ra, tuy nhiên, chúng có tác dụng ngăn chặn thủ phạm tiếp diễn hành vi đó, cũng như răn đe những người khác không có hành vi bạo lực gia đình. Bởi vậy, song song với các biện pháp phòng ngừa khác, cần chú ý vận dụng một cách hợp lý các chế tài kỷ luật và pháp lý để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi bạo lực gia đình.

1.5. Khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình lực gia đình

Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ ghi nhận quyền con người nói chung mà còn quy định rõ các hành vi nào là bạo lực gia đình, hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Từ cách tiếp cận trên, có thể nêu định nghĩa pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình như sau: “Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình là hệ

thống các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác có liên quan” [31].

Gia đình là tế bào của xã hội. Trong mỗi gia đình, các thành viên sống bình đẳng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và không có bạo hành là nền tảng tiến tới một xã hội phát triển bền vững.

Cũng như tất cả các ngành luật khác, pháp luật bạo lực gia đình ra đời nhằm mục đích thiết lập và bảo vệ công bằng và tiến bộ xã hội, cụ thể bảo vệ những nạn nhân do bạo lực gia đình gây ra. Chính vì vậy, bên cạnh những đặc điểm chung của một ngành luật, pháp luật gia đình có những điểm đặc thù như sau:

- Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình gồm hai mảng lớn: Phòng (các biện pháp ngăn ngừa vi phạm) và chống (các biện pháp điều tra, xử lý vi phạm). Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề gia đình, làm rõ chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phát huy vai trò cá nhân, gia đình và cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình; chú trọng các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình tại cộng đồng, kịp thời phát hiện sớm và có giải pháp ngăn chặn, răn đe hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân, tránh để xảy ra bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng.

- Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình bảo đảm quyền con người, nhất là đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, ưu tiên nguyện vọng chính đáng của nạn nhân; đồng thời tôn trọng các quyền của công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)