Hiện tại, các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình nằm rải rác trong những văn bản sau của pháp luật Việt Nam:
- Hiến pháp 2013, chương 2. Quyền con người;
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12; - Luật hình sự 1999 sửa đổi 2009;
- Bộ luật dân sự 2005;
- Luật hôn nhân gia đình 2000; - Luật bình đẳng giới 2006;
- Luật phòng chống mua bán người 2011; - Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003;
- Luật tố tụng hình sự 2003 - Luật tố tụng dân sự 2004
- Nghị định số 110/2009/NĐ- CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010;
- Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010;
- Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình;
- Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 2 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình với mục tiêu của chương trình là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc. Mục tiêu cụ thể của chương trình qua từng giai đoạn:
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 85% và năm 2020 đạt trên 95% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 50% và năm 2020 đạt trên 90% số cán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, các cấp được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống BLGĐ.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% và năm 2020 đạt trên 90% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống BLGĐ.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và năm 2020 đạt trên 100% số cơ quan trung ương có liên quan đến hoạt động phòng, chống BLGĐ, có giảng viên, báo cáo viên cấp quốc gai về phòng, chống BLGĐ.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 30% và năm 2020 đạt trên 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giáo viên, báo cáo viên cấp tỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và năm 2020 đạt trên 95% nạn nhân BLGĐ được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa BLGĐ, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% và năm 2020 đạt trên 95% số người có hành vi BLGĐ được tiêp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng, ngừa giáo dục, chuyển đổi hành vi.
+ Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% (miền núi khó khăn, vùng sâu vùng xa đạt trên 40%) và năm 2020 đạt trên 90% (miền núi khó khăn, vùng sâu vùng xa đạt trên 70%) số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình phòng, chống BLGĐ [45].
Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật có liên quan, có thể thấy vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình từ lâu đã được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình khá toàn diện, trong đó đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Đây chính là cơ sở pháp lý nền tảng để bảo vệ quyền con người trong quan hệ gia đình ở Việt Nam.
Nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia rất tích cực vào phong trào quốc tế bảo vệ phụ nữ và đẩy lùi bạo lực gia đình. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về xoá bỏ mọi Hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) vào năm 1981 và cam kết thực thi Kế hoạch hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cai-rô năm 1994, cũng như Cương lĩnh hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995. Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước CEDAW, Việt Nam đã có những tiếp cận phù hợp với công ước trong các vấn đề về bình đẳng giới. Điều này được thể hiện trong nhiều văn bản của hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đạo luật gốc là Hiến pháp cho đến các đạo luật và văn bản pháp luật về hôn nhân, gia đình và về bình đẳng giới đều khẳng định một nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong mọi mối quan hệ kể cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Hiến pháp Việt Nam quy định:
Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [ 57, Điều 37, Khoản 1,3].
Nam nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em [57, Điều 36].
Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, nội dung phòng, chống bạo lực gia đình được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác, trong đó tiêu biểu
là những quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Bộ luật Hình sự là căn cứ để xác định hành vi bạo lực gia đình nào là hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự Việt Nam đã hình sự hoá nhiều hành vi bạo lực gia đình, quy định thành nhiều tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình. Cùng với Bộ luật Hình sự, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ:
Thực hiện chính sách và biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và thực hiện quyền trẻ em; giúp đỡ người già, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ và trẻ em [36, Điều 12, Khoản 4]. Bên cạnh đó luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 là một trong những văn bản pháp luật quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Các văn bản pháp luật kể trên đã có nhiều quy định nhằm phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, những quy định đó vẫn còn sơ sài, tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, khiến cho việc áp dụng pháp luật gặp khó khăn.
Để khắc phục những hạn chế của hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội khoá XII nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định một cách trực tiếp, cụ thể về hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này gồm 6 chương và 46 điều với những nội dung cơ bản sau:
- Chương I: "Những quy định chung" gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều
8) quy định về phạm vi điều chỉnh; định nghĩa về bạo lực gia đình, xác định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình; nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình; nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình; quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình; chính sách của Nhà nước, hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình và những hành vi bị nghiêm cấm.
- Chương II: “Phòng ngừa bạo lực gia đình”. Có 3 mục, 9 điều (từ Điều
9 đến Điều 17), bao gồm các quy định về thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, tư vấn, góp ý và phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình.
- Chương III: “Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình”. Gồm 2 mục với 13 điều (từ Điều 18 đến Điều 30) trong đó quy định các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và việc trợ giúp nạn nhân của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình và địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
- Chương IV: “Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức
trong phòng, chống bạo lực gia đình”. Gồm có 11 điều (từ Điều 31 đến Điều 41), quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan và tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm của từng cá thể là cá nhân (Điều 31), gia đình (Điều 32), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Điều 33), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Điều 34) và trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành (từ Điều 35 đến Điều 41).
- Chương V: “Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Chương VI: “Điều khoản thi hành”, gồm 2 điều (Điều 45 đến Điều 46)
trong đó quy định hiệu lực thi hành của Luật này và hướng dẫn thi hành Luật.
Kết luận chương 1
Vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến trong nhiều văn kiện và đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó tập trung nhất là Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2006. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định về những nội dung phòng, chống bạo lực gia đình một cách toàn diện nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luật gồm 6 chương, 45 điều, quy định phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; quyết định xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam là sự thể chế hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bình đẳng giới, bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của phụ nữ.
Đó là cơ sở lý luận, nền tảng tư tưởng để Nhà nước đề ra phương hướng, giải pháp cho vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong pháp luật. Hiện tại, Việt Nam đã có một khuôn khổ pháp luật khá hoàn chỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình, tạo điều kiện để xử lý những vi phạm nhân quyền trong bối cảnh gia đình ở nước ta phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÕNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở TỈNH THANH HÓA