Công tác phòng ngừa bạo lực gia đìn hở tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 54)

2.2.1.1. Phòng ngừa thông qua công tác chỉ đạo triển khai pháp luật

phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh

Về công tác tham mưu ban hành văn bản: Trong mấy năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các Chương trình, Kế hoạch, Đề án như Quyết định số 3729/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2009 - 2015; Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 25/7/2011 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 -2015, định hướng đến năm 2020” tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 3828/QÐ-UBND ngày 16/11/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31/8/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thông tư số 23/2011TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định thu thập, xử lý thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Thanh Hóa và các văn bản hướng dẫn.

Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Cũng trong mấy năm qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ tới các cấp, các ngành, các đoàn thể, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội phong tục tập quán của từng địa phương. Xây dựng, hướng dẫn, triển khai các Kế hoạch, Đề án, chương trình công tác hàng năm một cách cụ thể, phối hợp cùng với các địa phương giải quyết những khó khăn về công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ trên địa bàn toàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác gia đình và phòng, chống BLGĐ để tham mưu cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện hàng năm để báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

chức 4 lớp tập huấn cho các đối tượng gồm: Lãnh đạo các Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn hóa - xã hội; Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin; cán bộ làm công tác gia đình; Phó Chủ tịch UBND xã; cán bộ công chức văn hóa xã, phường, thị trấn của 27 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình điểm thuộc 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tổng số cán bộ được đào tạo tập huấn trong 5 năm vừa qua là 675 người nhằm nâng cao nghiệp vụ về các chính sách pháp luật, kiến thức cơ bản về công tác gia đình và Luật Phòng, chống BLGĐ; Luật Bình đẳng giới; hướng dẫn các kỹ năng làm việc, hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng, với cán bộ tổ hoà giải, cán bộ tư pháp. Nâng cao năng lực cho cán bộ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cấp, các ngành, đoàn thể có liên quan trong tỉnh.

2.2.1.2. Phòng ngừa thông qua thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

Theo Điều 9 Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình năm 2007, việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Để công tác phòng ngừa thông qua thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình tại tỉnh Thanh Hoá có hiệu quả, ban lãnh đạo thuộc cơ quan chức năng cần phải phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền; tuyên truyền phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến pháp luật, chính sách của Nhà nước về Luật hôn nhân gia đình và Luật phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan khác làm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người về đấu tranh ngăn chặn bạo lực gia đình và tham gia thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình.

Mặt khác,đây cũng là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của

pháp luật để tự bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình. Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác thông tin, tuyên truyền thì công tác giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức cả hai giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và hơn nữa là nâng cao dân trí trên cơ sở nâng cao mức sống cộng đồng xã hội.

Để công tác phòng ngừa thông qua thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn bàn tỉnh Thanh Hoá có hiệu quả cao nhất, chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ ở ba cấp hành chính, cụ thể:

- Cấp tỉnh: Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về

công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đã được thực hiện với những hình thức, nội dung đa dạng, phong phú và hiệu quả. Tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, Hội thi thể thao gia đình; thi tìm hiểu về Bình đẳng giới, Tọa đàm kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam 28/6, Ngày Quốc tế về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ 25/11... được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở; phát hành tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020” tỉnh Thanh Hoá, với các hình thức viết bài tuyên truyền đăng trên Báo Thanh Hóa và Báo Văn hóa và Đời sống, thường xuyên với thời lượng mỗi tuần một bài; viết tin, bài đọc trên hệ thống loa truyền thanh của các xã, phường, thị trấn thường xuyên trong tuần. nhằm truyền tải thông điệp phòng, chống bạo lực gia đình đến đông đảo người dân.

các địa phương tổ chức phục vụ sinh hoạt tại các CLB, với số lượng 42.760 cuốn tài liệu Giáo dục đời sống gia đình; 10.170 cuốn Hỏi đáp về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; 22.050 cuốn Hỏi đáp về Luật Bình đẳng giới; 21.420 cuốn Giới thiệu nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; 31.500 tờ gấp về nội dung tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình. Công tác tuyên truyền trực quan được thực hiện ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Toàn tỉnh, đã treo hàng 1000 pa nô, khẩu hiệu, apphich, băng rôn tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới... Các hoạt động đã tạo hiệu quả tích cực, nâng cao nhận thức cho các gia đình và cộng đồng chủ động ngăn chặn bạo lực gia đình, giáo dục bình đẳng giới, xây dựng môi trường lành mạnh trong gia đình.

- Cấp huyện: Công tác tuyên truyền đã được các huyện, thị xã, thành

phố thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống đài truyền thanh, hệ thống pa nô, khẩu hiệu, băng rôn, lồng ghép nội dung tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, đặc biệt trong “Tháng hành động vì trẻ em", "Ngày gia đình Việt Nam 28/6" các huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi tọa đàm sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề về xây dựng gia đình, bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong 5 năm toàn các huyện, thị xã, thành phố đã treo được 10.800 băng rôn, 5.400 khẩu hiệu.

Các huyện đã tăng cường chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với Đài Truyền thanh huyện tăng cường thời lượng phát sóng chương trình phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều huyện đã chỉ đạo Trung tâm Văn hóa thông tin huyện xây dựng các tiểu phẩm, các ca khúc đưa vào các chương trình biểu diễn nhằm truyền tải thông điệp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam. Thông qua các chương trình tập huấn,

chương trình giao lưu văn nghệ, các buổi lễ khai trương, công nhận làng, bản, cơ quan văn hóa để lồng ghép tuyên truyền. Ước tính mỗi năm mỗi huyện tổ chức được 10 buổi tuyên truyền, sinh hoạt tương đương với hơn 500.000 người được tiếp nhận thông tin.

- Cấp xã: Hoạt động truyền thông, tư vấn, vận động được triển khai

thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Thông qua các phương tiện loa truyền thanh của xã, Đài phát thanh của thôn. Thông qua các Hội thi, tọa đàm, Hội nghị sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng; thông qua choạt động của các tổ chức, các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai, duy trì và nhân rộng ở các xã, phường, thị trấn để gặp gỡ, vận động, truyên truyền nhân dân thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và các phong trào xã hội khác.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 6/2013 đã có 2.300 buổi tuyên truyền lồng ghép cho khoảng gần 180.000 lượt người. Các thành viên của nhóm đã thực hiện tư vấn tại chỗ và nói chuyện chuyên đề cho hàng trăm nghìn người. Các hoạt động truyên thông, tư vấn đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ địa phương về hôn nhân, hạnh phúc gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng.

2.2.1.3. Phòng ngừa thông qua công tác kiện toàn bộ máy chỉ đạo, cán bộ chuyên trách về phòng, chống bạo lực gia đình

Căn cứ Quyết định số 3130/QĐ-UBND ngày 7/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cấp có thẩm quyền kiện toàn củng cố công tác tổ chức cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở như sau:

- Ở cấp tỉnh: Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình có 6 cán bộ và một đồng chí Phó Trưởng phòng phụ trách công tác gia đình, trong đó 03 cán bộ làm công tác gia đình và 01 lãnh đạo Sở được phân công phụ trách lĩnh vực Gia đình.

- Ở cấp huyện: Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố có 27 cán bộ theo dõi công tác gia đình.

- Ở cấp xã: Hiện nay ở 637 xã, phường, thị trấn có cán bộ văn hóa - xã hội làm kiêm nhiệm công tác gia đình.

Nhìn chung, công tác tổ chức cán bộ từ tỉnh đến cơ sở sau khi được kiện toàn đã đáp ứng được yêu cầu tham mưu, chỉ đạo, tổ chức triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình trong phạm vi toàn tỉnh và bước đầu thu được kết quả.

2.2.1.4. Kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa bạo lực gia đình tỉnh Thanh Hoá

Trong 05 năm (từ năm 2008 đến 2012) thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Các giải pháp phòng ngừa bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh, cụ thể các biện pháp đã được tiến hành can thiệp xử lý như: Áp dụng các biện pháp giáo dục: 1915 vụ; góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư: 14.125 vụ; áp dụng các biện pháp cấm tiếp xúc: 760 vụ; tiến hành xử phạt hành chính: 456 vụ; truy cứu trách nhiệm hình sự: 09 vụ [38, tr 4]. Cùng với các biện pháp xử lý đối với người gây ra bạo lực gia đình, việc tổ chức các hoạt động can thiệp hỗ trợ nạn nhân đã được quan tâm. Cũng trong 5 năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức tư vấn tâm lý, pháp luật cho 7.205 nạn nhân; 935 nạn nhân được đưa đến sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 1.430 nạn nhân được chuyển đến các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe; 4.210 nạn nhân được đưa đến địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 2.625 nạn nhân được hỗ trợ tại các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình [38, tr.5]. Trong số các biện pháp phòng,

chống bạo lực gia đình đã được triển khai thì biện pháp tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình trên hệ thống truyền thanh tại các địa phương được đánh giá là phổ biến và hiệu quả nhất . Các biện pháp tuyên truyền khác nhìn chung chưa phát huy được hiê ̣u quả mong muốn.

2.2.2. Những tồn tại hạn chế trong việc phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 54)