Phát hiện, xử lý hành vi bạo lực gia đìn hở tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 70)

* Kết quả phát hiện, xử lý hành vi bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hóa

- Kết quả điều tra, truy tố các vụ bạo lực gia đình

+ Về công tác điều tra các vụ bạo lực gia đình trên toàn tỉnh: thực hiện

chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và cấp Uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết và đề án lớn của Đảng, Nhà nước về ANTT như Chỉ thị 05, Kết luận 86, Chỉ thị 48, Chỉ thị 21 của Bộ chính trị về lãnh đạo và công tác đảm bảo ANQG, phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm mua bán người; Chỉ thị 09, Chỉ thị 18 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTG; Nghị quyết số 08- NQ/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT.

BLGĐ là loại tội phạm nằm trong nhóm “tội xâm phạm TTXH” và “vi phạm pháp luật trên lĩnh vực quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội”. Tuy nhiên, hiện nay ở tỉnh Thanh Hoá nói chung và công tác điều tra, truy tố của CSĐT công an tỉnh Thanh Hoá nói riêng chưa có con số thống kê cụ thể về tội BLGĐ theo các năm vì vậy việc thống kê kết quả điều tra, truy tố các vụ bạo lực gia đình gặp rất nhều khó khăn cho việc nghiên cứu đề tài về lĩnh vực này.

Theo số liệu thống kê Báo cáo kết quả Điều tra tội phạm sáu tháng đầu năm 2013 của lực lượng CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá, từ năm 2008 – 2013 phát hiện số tội phạm tội phạm xâm phạm TTXH liên quan đến BLGĐ trên toàn tỉnh cụ thể sau:

Phát hiện điều tra làm rõ 1.742 vụ, 3.216 đối tượng giảm 4,25% số vụ so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó tội phạm về bạo lực gia đình chiếm 30% tương đương với 459 vụ/năm [26, tr.20-23] chủ yếu là tội cố ý gây thương tích; cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ; cố ý làm hư hỏng tài sản; làm nhục người khác; không tố giác tội phạm; hiếp dâm; giao cấu với trẻ em; hiếp dâm trẻ em; mua bán người; giết người... Số vụ án điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng thống kê kết quả điều tra tội phạm BLGĐ tỉnh Thanh Hoá trong năm 2012, 2013 [26]

TT Nhóm tội Số vụ án/năm(đơn vị/vụ)

Năm 2012 Năm 2013

1 Hiếp dâm trẻ em 17 16

2 Giao cấu với trẻ em 03 01

3 Hiếp dâm 12 09

4 Cố ý gây thương tích 208 201

5 Cố ý gây thương tích, chống

người thi hành công vụ 21 19

6 Cố ý làm hư hỏng tài sản 06 04

7 Cố ý huỷ hoại tài sản 20 17

8 Làm nhục người khác 119 115

9 Không tố giác tội phạm 86 75

10 Đe doạ giết người 03 02

Tổng 495 459

Nguồn: Phòng tổng hợp tham mưu lực lượng CSĐT- Công an tỉnh Thanh Hoá. Nhìn chung trong năm 2013, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ của các ngành, đoàn thể và nhân dân, lực lượng công an điều tra Thanh Hoá đã triển khai đồng bộ, quyết liệt

các kế hoạch, biện pháp phòng chống bạo lực gia đình, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo, huy động sức mạnh của các hệ thống chính trị và toàn dân thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ANTT nói chung và công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng. Kết quả là đã thụ lý điều tra 459 vụ, giải quyết kết thúc điều tra 415 vụ bạo lực gia đình.

Công tác điều tra, xử lý đảm bảo đúng pháp luật, không xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và vi phạm pháp luật. Kết quả công tác phòng chống tội phạm bạo lực gia đình đã góp phần ổn định ANTT phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

+ Công tác truy tố tội phạm BLGĐ: thực hiện chỉ thị số 01/CT-

VKSTC ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về nhiệm vụ công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2013, Kế hoạch công tác kiểm sát số 01/KH- VKS -VP ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá; hai cấp kiểm sát đã tập trung nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường với các cơ quan bảo vệ pháp luật trên địa bàn đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trên cơ sở kết quả điều tra VKS đã thụ lý 415 vụ, đã truy tố 415 vụ, 455 bị can.

Kết quả thực hiện quyền công tố Viện kiểm sát hai cấp đã tăng cường kiểm sát việc khởi tố và kiểm sát chặt chẽ quá trình điều tra các vụ án, bảo đảm cho hoạt động điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

- Kết quả xử lý hành chính các vụ bạo lực gia đình

Thực hiện Nghị định số 110/2009/NĐ- CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với bạo lực gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành rà soát các văn bản liên quan đến công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình để tham mưu

cho UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với bạo lực gia đình cho phù hợp với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Khảo sát số liệu về xử lý vi phạm hành chính liên quan đến bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy cao nhất là xử lý bằng hình thức góp ý, hoà giải và phê bình, tư vấn, số vụ xử lý hành chính không cao, chỉ chiếm 2,4% so với tổng các vụ bạo lực gia đình. Cụ thể, trong 5 năm đã xảy ra 20.322 vụ bạo lực gia đình, trong đó 7.875 vụ đã tư vấn, hòa giải, 9.797 vụ góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư, 292 trường hợp bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, chỉ có 488 trường hợp bị xử phạt hành chính, trong đó 7.065 nạn nhân được tư vấn, 7.824 số người gây bạo lực được tư vấn [38, tr.8].

Từ thực tế số liệu nêu trên cho thấy tình hình vi phạm hành chính về bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hoá theo báo cáo tổng kết 5 năm gần đây là khá cao, song số vụ xử phạt hành chính thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bao gồm:

Một là, do hành vi vi phạm của người gây bạo lực chưa đến mức áp dụng khung pháp lý xử phạt vi phạm hành chính;

Hai là, do nạn nhân bị bạo lực gia đình không tố giác tội phạm hoặc giấu thương tích không cho cơ quan điều tra biết vì nhiều lý do như xấu hổ, cam chịu, sợ trả thù, tâm lý “xấu chàng hổ ai”, “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”...

Ba là, phạt tiền các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bạo lực gia đình, đặc biệt là phạt tiền đối với hành vi ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình không phải là biện pháp xử lý thích hợp. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với kẻ có hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên trong gia đình không có giá trị trừng phạt, giáo dục đối với những kẻ giàu có, còn đối với những kẻ “vũ phu” “gia trưởng” nhưng “nghiện ngập,

nát rượu” thì hậu quả thường là chính vợ hắn – nạn nhân của hành vi hành hạ, ngược đãi lại phải lo tiền nộp phạt. Đấy là chưa kể đến những trường hợp nạn nhân vừa phải lo tiền nộp phạt vừa bị hành hạ, ngược đãi nghiêm trọng hơn vì tội đã làm cho “họ” bị chính quyền xử lý.

Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan chính quyền địa phương trong việc triển khai áp dụng pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và công tác bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình nói riêng và đây cũng là nguyên nhân BLGĐ luôn trong tình trạng tái phạm mà không giải quyết được triệt để ở các cấp địa phương.

- Kết quả xử lý hình sự các vụ bạo lực gia đình

Hiện nay, Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 đã có phần riêng quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (Chương XV), trong đó có những tội liên quan tới bạo lực gia đình, gồm: Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình.

Tình hình tội phạm hình sự liên quan đến BLGĐ trên địa bàn tỉnh không cao, chỉ chiếm 20% trong tổng số vụ án hình sự trên cả tỉnh.Trong tổng số bị án phải thi hành án hình sự trong 5 năm (2008- 2013) là 20.322 vụ án hình sự thì án hình sự về BLGĐ khoảng 2075 vụ. Riêng năm 2013, các cơ quan tư pháp của tỉnh đã điều tra, truy tố và xét xử 415 vụ với 455 bị cáo. Điển hình về các vụ án hình sự nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về BLGĐ từ năm 2011 đến 2013 trở lại đây. Một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá như sau:

+ Vụ thứ nhất: Do mâu thuẫn trong việc ly hôn giữa Vũ Văn Quang,

sinh năm 1980 và Lê Thị Hà, sinh năm 1984 đều ở thôn 4, xã Tế Tân, huyện Nông Cống, sáng ngày 27/4/2011, Vũ Văn Quang đã có hành vi dùng xăng đổ lên người cháu Vũ Quốc Linh, sinh ngày 16/4/2008 (là con trai của

Quang và chị Hà) rồi châm lửa đốt. Cháu Linh được nhân dân cứu chữa kịp thời nên được cứu sống. Kết quả giám định cháu Linh bị tổn hại 86,16% sức khoẻ. Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Vũ Văn Quang 20 năm tù về tội giết người quy định tại Điều 93 BLHS năm 2009 [55, tr.3]

+ Vụ thứ hai: Do bị vợ nghi ngờ quan hệ bất chính nên ngày 11/7/2012

Vũ Văn Xuân, sinh năm 1970 ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Xương đã dùng thuốc diệt chuột bỏ vào canh (3 lần) cho chị Lê Thị Hà, sinh năm 1972 (là vợ Xuân) ăn, nhưng bị con của Xuân phát hiện, chị Hà không ăn nên không chết. Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Vũ Văn Xuân 7 năm tù về tội Giết người quy định tại Điều 93 BLHS năm 2009 [55, tr.4].

+ Vụ thứ ba: Khoảng 23h ngày 1/6/2012, Vũ Trung Trường, sinh năm

1981 ở xã Vạn Xuân, huyện Trường Xuân có hành vi hiếp dâm cháu Cầm Thị Huệ, sinh ngày 21/8/2001 (là con riêng của vợ). Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Vũ Trung Trường về tộiHiếp dâm trẻ em, quy định tại Điều 112 BLHS năm 2009 [55, tr.5]

+ Vụ thứ tư: Ngày 21/3/ 2013 tại thôn Long Hưng, xã Tế Tân (Vũ Văn

Quang, 31 tuổi là bố đẻ, dùng xăng đốt con là cháu Vũ Quốc Linh, 3 tuổi bị bỏng nặng toàn thân 34% sức khoẻ). Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Vũ Văn Quang 7 năm tù về tộiGiết người quy định tại Điều 93 BLHS năm 2009 [55, tr.6].

+ Vụ thứ năm: Do mâu thuẩn trong gia đình, khoảng 21h ngày

17/6/2013 Chu Đình Quang, sinh năm 1981 ở xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hoá đã có hành vi dùng gạch đập nhiều nhát vào mặt ông Chu Đình Hào, sinh năm 1950 (bố đẻ Quang) làm ông Hào chết. Cơ quan điều tra công an tỉnh đã khởi tố vụ án khởi tố bị can và bắt tạm giam Chu Đình Quang về tội Giết người, quy định tại Điều 93 BLHS để điều tra xử lý [55, tr.7].

Viện kiểm sát đã chủ trì phối hợp với các cơ quan Công an, Toà án tỉnh rà soát danh sách các bị án phạt tù có hành vi bạo lực gia đình đã có hiệu lực pháp luật còn tại ngoại để tiến hành công tác kiểm sát theo quy định và đã yêu cầu toà án ra quyết định thi hành án 19 trường hợp trong năm 2013.

Từ kết quả xử lý hình sự các vụ bạo lực gia đình qua 5 năm cho thấy các vụ bạo lực gia đình theo chiều hướng tăng nhưng xử lý án hình sự lại thấp. Điều này cho thấy một thực tế án xử lý hành vi bạo lực gia đình chỉ xử lý ở vụ việc tư vấn, hoà giải, góp ý phê bình và cao hơn là xử phạt vi phạm hành chính. Lý giải điều này cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau một trong những nguyên nhân cơ bản là nạn nhân của bạo lực gia đình thường tự che giấu, né tránh hành vi bạo lực gây cản trở từ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

* Kết quả xử phạt dân sự các vụ bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình là “Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật” [31; Điều 4, Khoản 4].

Mặt khác Luật này cũng ghi nhận: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình... nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [31, Điều 42, Khoản 1]. Những quy định này là hoàn toàn

phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý

xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” [30, Điều 604]

Các nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại… được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, người gây ra thiệt hại phải bồi thường và người được bồi thường lại là những thành viên trong cùng một gia đình với những mối liên hệ chặt chẽ về tình cảm cũng như về kinh tế, nên vấn đề bồi thường trở nên rất nhạy cảm và tế nhị, có thể đe dọa phá vỡ hạnh phúc gia đình bất cứ lúc nào.

Từ quy định pháp lý đến thực tiễn thi hành án dân sự là cả quá trình với nhiều khó khăn, trở ngại. Kết quả án dân sự các vụ bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hóa thấp, chỉ chiếm khoảng 15-20% số án trên toàn tỉnh mỗi năm. Các vụ việc phần nhiều là án ly hôn chia tài sản và nạn nhân trong án dân sự phần lớn là phụ nữ. Cụ thể, trong năm 2013 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tổng số vụ việc phải thi hành án dân sự 14.358 việc (tăng 1.746 việc so với năm 2012) trong đó án dân sự các vụ bạo lực gia đình là 2.871 vụ [24].

Từ kết quả thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự ở tỉnh Thanh Hóa, có thể thấy án dân sự liên quan đến bạo lực gia đình chủ yếu vẫn là án ly hôn chia tài sản, mặc dù số án hôn nhân đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2010, 2011. Điều đó cho thấy việc áp dụng, thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số án dân sự bạo lực gia đình giảm so với năm trước nhưng thực tế vẫn chiếm từ 20% - 30% án dân sự trên toàn tỉnh chứng tỏ rằng bạo lực gia đình vẫn là một vấn nạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Tìm hiểu sâu về án dân sự về bạo lực gia đình ở tỉnh Thanh Hoá, có thể

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)