Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 48)

Với đặc điểm địa hình và khí hậu như trên , nên người dân Thanh Hoá chủ yếu sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước , ngoài ra, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng khá phát triển . Trong nhiều thế kỷ, Thanh Hoá có nhiều trung tâm nổi tiếng với các nghề đúc đồng, làm dụng cụ bằng đá, chiếu cói,…

Trước năm 1986, cũng giống như nhân dân cả nước, Thanh Hoá gặp nhiều khó khăn nhưng từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân dần được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm tăng 6%. Thanh Hoá đang cùng cả nước tiến hành CNH, HĐH đất nước. Hiện nay, Thanh Hoá đang hình thành bốn khu công nghiệp lớn là Bỉm Sơn - Thạch Thành phía Bắc, Nghi Sơn ở phía Nam, khu công nghiệp Lam Sơn ở phía Tây và khu công nghiệp Lễ Môn ở phía Bắc.

Kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng ở mức khá cao, giai đoạn 2006 - 2010 là 11,3%. GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 1,7 lần 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 810 USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo đúng hướng nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Từ năm 2005 đến 2010: tỉ trọng nông nghiệp đã giảm từ 32,3% xuống còn 21,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 34,6% lên 44,1%; tỉ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%. Chuyển

dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế cũng có sự tiến bộ ngày càng phù hợp với tiềm năng kinh tế địa phương. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng miền. Việc huy động vốn đầu tư phát triển tăng rõ nét. Năm 2010, tổng vốn huy động ước đạt 85.395 tỉ đồng, tăng 55% so mục tiêu đề ra, trong đó vốn tín dụng nhà nước giảm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, nhờ vậy, đời sống của nhân dân địa phương cũng không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, nhìn chung Thanh Hóa vẫn là một tỉnh nghèo. Năm 2008, cả nước có 62 huyện nghèo, riêng Thanh Hoá có 7 huyện, bình quân thu nhập GDP/người năm 2009 so với cả nước vẫn còn rất thấp (ước 720 USD/1.200 USD).

Thanh Hoá là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến, đồng thời cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân với những đóng góp lớn lao cho đất nước. Trong bài nói chuyện với đại biểu thân sỹ, trí thức ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Thanh Hoá có tiếng là văn vật”, “tỉnh Thanh Hoá vừa rạng rỡ đất văn vừa oai phong đất võ” [5, tr.7]. Suốt thời phong kiến, từ khoa thi đầu tiên thời Lý (1075) đến khoa thi cuối cùng thời Nguyễn (1919), Thanh Hoá có trên 200 vị đỗ tiến sỹ trong tổng số 2989 tiến sỹ của cả nước. Chính điều này đã tạo nên những truyền thống văn hoá phong phú, đa dạng và đặc sắc của Thanh Hoá. Những vị anh hùng dân tộc, những người con ưu tú của quê hương như: Lê Hoàn, Lê Lợi, những điệu hò sông Mã, những điệu dân ca của các dân tộc Kinh, Mường, Thái… những lễ hội, những tác phẩm bất hủ của các danh nhân văn hoá như: “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu, “Song tinh bất dạ” của Nguyễn Hữu Hào, “Hổ trướng khu cơ” của Đào Duy Từ… trở thành những nét tiêu biểu và là niềm tự hào của văn hoá xứ Thanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)