trợ giúp pháp lý của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số
Tại các địa phương, được hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác nhau (Dự án, các Chương trình giảm nghèo, ngân sách địa phương…) các Trung tâm đã có nhiều nỗ lực để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí bằng các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng... qua đó giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác giải quyết các vướng mắc pháp luật trong các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân - gia đình, hành chính - khiếu nại, tố cáo...
- Hoạt động tư vấn pháp luật: Tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý là việc người thực hiện trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin pháp
lý, giải đáp các vướng mắc pháp luật cho người có yêu cầu, hướng dẫn người dân cách xử sự phù hợp với pháp luật. Đây là hình thức trợ giúp pháp lý phổ biến và đơn giản nhất. Các Trung tâm trợ giúp pháp lý bố trí cán bộ, cộng tác viên chuyên trách trong các lĩnh vực pháp luật khác nhau và do đó có thể tư vấn cho đối tượng nhanh chóng và có hiệu quả. Các vụ việc tư vấn có thể được thực hiện tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở Trung tâm trợ giúp pháp lý (trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật,...).
Theo quy định tại Điều 38 Luật Trợ giúp pháp lý thì tư vấn pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực tiếp, bằng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin khác; thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các phương thức khác.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tiến hành tư vấn ngay. Trường hợp chưa thể tư vấn được ngay (do nội dung yêu cầu trợ giúp pháp lý không thuộc lĩnh vực chuyên môn của người thụ lý, tính chất vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu hồ sơ, xác minh hoặc chờ người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp thêm các giấy tờ, tài liệu liên quan) thì nhận đơn kèm theo hồ sơ và viết phiếu hẹn để hẹn người yêu cầu trợ giúp pháp lý đến tư vấn sau hoặc trả lời sau bằng văn bản. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp tư vấn pháp luật trực tiếp bằng miệng, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải ghi chép tóm tắt nội dung tư vấn trong Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý. Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý được lập thành hai bản, một bản
giao cho người được trợ giúp pháp lý, một bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc. Trường hợp tư vấn bằng văn bản thì văn bản tư vấn sẽ thay cho Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý và được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.
Đối với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người được phân công thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Các vụ việc tư vấn chủ yếu do tổ chức trợ giúp pháp lý tiếp nhận thông qua các đợt trợ giúp pháp lý lưu động. Người thuộc diện được trợ giúp pháp lý thường cư trú tập trung ở nông thôn, miền núi địa bàn vùng sâu, vùng xa. Do đó, điều kiện đi lại của họ thường gặp khó khăn cả về địa lý, giao thông và thời gian. Vì vậy, không phải trong mọi trường hợp khi có vướng mắc pháp luật họ đều có điều kiện tìm đến các tổ chức trợ giúp pháp lý để được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí. Trợ giúp pháp lý lưu động đang là phương thức bám sát dân, gần dân, về tới tận vùng xa, vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để giúp đỡ pháp lý (hướng dẫn, giải đáp pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) cho người nghèo và đối tượng chính, người dân tộc thiểu số ngay tại nơi họ cư trú và sinh sống. Người dân được cung cấp thông tin pháp luật, được giải đáp thắc mắc, hiểu thêm về các quyền và nghĩa vụ của công dân, nâng cao kiến thức pháp luật về các vấn đề họ đang quan tâm.
Các vụ việc mà người dân có nhu cầu tư vấn chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình,... Đây là những lĩnh vực pháp luật liên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày của người dân và vì thế thường nảy sinh vướng mắc và mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Kết quả tư vấn pháp luật do các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý từ năm 2007 - 2010
Năm Tƣ vấn Tham gia tố tụng ngoài tố tụng Đại diện Hòa giải Kiến nghị Tổng số
2007 104.137 6.916 0 650 396 112.099 2008 112.016 7.463 231 420 268 120.398 2008 112.016 7.463 231 420 268 120.398 2009 90.835 7.150 1.975 653 425 101.038 2010 80.779 4.524 155 326 361 86.165
Tổng số 387.767 26.053 2.361 2.049 1.450 419.680
Nguồn: Số liệu thống kê của Cục trợ giúp pháp lý.
Bảng 2.2: Số người được trợ giúp pháp lý từ năm 2007 - 2010
Năm Ngƣời nghèo Ngƣời dân tộc thiểu số chính sách Đối tƣợng Trẻ em tƣợng khác Các đối Tổng số
2007 32.846 20.001 19.120 5.486 32.758 110.211 2008 33.238 29.421 19.280 6.686 39.373 127.998 2008 33.238 29.421 19.280 6.686 39.373 127.998 2009 30.349 29.953 14.869 5.144 28.123 108.298 2010 26.336 25.351 12.755 2.766 24.877 92.085
Tổng số 122.769 104.726 66.024 20.082 125.131 438.592
Nguồn: số liệu thống kê của Cục trợ giúp pháp lý. - Hoạt động tham gia tố tụng:
Tham gia tố tụng là một hình thức quan trọng của hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong 04 năm qua, hoạt động trợ giúp pháp lý đã đóng vai trò rất tích cực trong đời sống xã hội, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống, thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước. Trợ giúp pháp lý trong các giai đoạn tố tụng giữ vị trí đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện quyền bào chữa và thúc đẩy xu thế tăng cường tính tranh tụng trong xét xử. Thông qua hình thức trợ giúp pháp lý này các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trước Tòa án. Tham gia trong tố tụng hình sự, dân sự, lao động, hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ
giúp pháp lý, đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý đã góp phần không nhỏ để vụ việc được xét xử khách quan, toàn diện, giảm án bị kháng cáo. Bên cạnh đó, bị can, bị cáo được tư vấn, giải thích pháp luật trước khi xét xử đã nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và tin vào sự xét xử công bằng của pháp luật, tự giác trong việc chấp hành các quyết định, bản án của Tòa án, an tâm cải tạo để trở thành người lương thiện, tái hòa nhập xã hội.
Ngoài ra, việc trực tiếp tham gia thẩm vấn, lấy lời khai, xem xét chứng cứ, gặp gỡ nhân chứng đã hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm xem xét vụ việc khách quan, đúng pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội.
Khi tham gia tố tụng dân sự người thực hiện trợ giúp pháp lý đã hỗ trợ việc tìm hiểu bản chất của tranh chấp, đưa ra chứng cứ để có thể hòa giải. Đặc biệt, đối với việc thực hiện nguyên tắc "các đương sự có nghĩa vụ tự chứng
minh" trong tố tụng dân sự thì việc tham gia của người thực hiện trợ giúp
pháp lý mang lại lợi ích rất thiết thực cho các đương sự. Bên cạnh khó khăn về tài chính, người nghèo và các đối tượng yếu thế khác có hạn chế rất lớn về nhận thức pháp luật, rất nhiều trường hợp do không thể tự cung cấp được chứng cứ và chứng minh nên quyền và lợi ích hợp pháp không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
Các kết quả cụ thể (bảng 2.1).
- Đại diện ngoài tố tụng:
Trong đời sống hàng ngày, để đáp ứng các nhu cầu cần thiết, mỗi người đều phải tham gia vào các giao dịch dân sự với cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác được pháp luật quy định. Từ đó, hình thành các quan hệ dân sự (quan hệ dân sự, quan hệ lao động, hôn nhân và gia đình). Những quan hệ này được xác lập trên cơ sở các nguyên tắc của Bộ luật dân sự, có nghĩa là nó được xác lập một cách tự nguyện, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của các bên, phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà bản thân họ không đủ khả năng để thực hiện các giao dịch đó, vì vậy, để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, cần phải có người đại diện cho họ trong quan hệ giao dịch được pháp luật thừa nhận.
Trong hoạt động trợ giúp pháp lý, do người được trợ giúp pháp lý phần lớn có trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế, khả năng nhận thức chậm. Bên cạnh đó, do những hạn chế về tiếng nói, chữ viết nên đa phần người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao đều rất khó khăn khi giao tiếp và thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình; không thể dùng kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình. Xuất phát từ thực tế đó, trước yêu cầu bảo vệ quyền của người dân theo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định việc Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư - cộng tác viên thực hiện việc trợ giúp pháp lý thông qua hình thức đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Theo số liệu thống kê của Cục trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp, sau 05 năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận và thực hiện 2.361 vụ việc đại diện ngoài tố tụng. Như vậy, có thể thấy, các yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số vụ việc được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức trợ giúp pháp lý khác. Qua kiểm tra, đánh giá hàng năm của Cục trợ giúp pháp lý về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại một số Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, kết quả cho thấy đa số các vụ việc đại diện ngoài tố tụng đã được người thực hiện trợ giúp pháp lý tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định; đúng phạm vi mà người được trợ giúp pháp lý yêu cầu. Như vậy, đại diện ngoài tố tụng có thể coi là hình thức trợ giúp pháp lý cơ bản trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Từ khi Luật Trợ giúp pháp lý có
hiệu lực thi hành đến nay, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các vụ việc cụ thể, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác trợ giúp pháp lý, góp phần tích cực củng cố kỷ cương, trật tự an toàn xã hội.
- Các hình thức trợ giúp pháp lý khác:
Ngoài các hình thức trợ giúp pháp lý chủ yếu là tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý còn cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người thụ hưởng thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý khác như: tham gia hòa giải, hướng dẫn thủ tục hành chính, … Khi người được trợ giúp pháp lý đề nghị được trợ giúp hòa giải tranh chấp, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ra quyết định cử người thực hiện trợ giúp pháp lý giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý hòa giải. Người được cử phải phân tích rõ các tình tiết của vụ việc, giải thích các quy định của pháp luật, hướng dẫn các bên tranh chấp hòa giải với nhau hoặc tự thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc.
Khi người có yêu cầu đề nghị hướng dẫn thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác, Giám đốc Trung tâm hoặc Trưởng Chi nhánh cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý cho người có yêu cầu. Căn cứ vào đơn yêu cầu cụ thể, người được cử có trách nhiệm:
- Hướng dẫn người có yêu cầu hoàn thiện đơn, giấy tờ và các thủ tục hành chính, giúp họ có được thông tin về địa chỉ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp họ không tự làm được thì giúp liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc của họ để giải quyết hoặc thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ; hướng dẫn bảo quản tài liệu làm bằng chứng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp họ không thể tự làm được do nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc trình độ thì trực tiếp tham gia cùng với người có yêu cầu trong quá trình gặp gỡ, làm việc, tiếp xúc với những người khác có liên quan và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ giúp người có yêu cầu thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các hình thức trợ giúp pháp lý khác được thể hiện trong bảng 2.1.