Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 68 - 71)

- Về mặt khách quan:

Thứ nhất, do trợ giúp pháp lý còn khá mới mẻ nên một số cấp ủy

đảng, chính quyền cơ sở còn chưa có điều kiện nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và vị trí của trợ giúp pháp lý trong thực thi pháp luật. Từ đó, chưa quan tâm củng cố, kiện toàn mạng lưới, bố trí đủ nguồn lực cán bộ cũng như phối hợp khi thực hiện vụ việc; một số địa phương chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để ưu tiên đầu tư, phát triển trợ giúp pháp lý tại vùng có điều kiện khó khăn. Cơ chế giải quyết kiến nghị chưa có hiệu quả nên chưa tác động mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân; một bộ phận cán bộ, người dân còn chưa biết, chưa được thông tin và chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của trợ giúp pháp lý nên còn chưa được thụ hưởng chính sách nhân đạo này của Nhà nước.

Thứ hai, những thành tựu to lớn và sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp

trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp cũng như pháp luật thực định còn nhiều tầng nấc, phức tạp, khó vận dụng dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong cập nhật văn bản mới cũng như xử lý các vấn đề thực tiễn mới phát sinh. Sự cách biệt về khoảng cách thu nhập, chi phối của thị trường và các tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa với sức hút ngày càng lớn của thị trường tự do đã tác động mạnh đến tâm lý, thái độ, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp (một số Trợ giúp viên pháp lý ra làm luật sư tư và luật sư còn chưa tích cực tham gia trợ giúp pháp lý).

Thứ ba, thị trường dịch vụ pháp lý của nước ta (gần như tỷ trọng

phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố, tỉnh lỵ nơi người dân có thu nhập cao (Hà Nội có 1.630 luật sư, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.880 luật sư), chưa hình thành và phát triển tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (hiện nay Lai Châu chưa có Đoàn luật sư do không có đủ 03 luật sư để thành lập). Trong khi đó, các địa phương này địa bàn lại rất rộng, dân cư sống tản mát, không tập trung, số lượng cán bộ rất thấp do được bố trí theo tỉ lệ dân cư, trình độ học vấn và dân trí không đồng đều, đa phần còn thấp, vướng mắc pháp luật nhiều, nhu cầu trợ giúp pháp lý cao nhưng lại ít biết về trợ giúp pháp lý.

- Về mặt chủ quan:

Thứ nhất, tại một số địa phương, nhận thức của các cấp chính quyền,

các cơ quan, ban, ngành có liên quan cũng như Sở Tư pháp và Trung tâm còn chưa đầy đủ, thống nhất về hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, chưa coi hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành là một trong những hoạt động giảm nghèo nên cho rằng hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo chỉ áp dụng đối với các địa phương có nhiều xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương, còn những địa phương (tự cân đối được ngân sách, hoặc không có xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên) không được trung ương hỗ trợ kinh phí thì không phải thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Do vậy, một số địa phương chưa chủ động triển khai thực hiện hoặc có thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý bằng nguồn ngân sách địa phương và Dự án "Hỗ trợ hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam, giai đoạn 2005 - 2009" nhưng chưa coi đó là hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo và không báo cáo kết quả hoạt động về Bộ Tư pháp.

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền còn

chậm được đổi mới, coi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như một đơn vị hành chính hoặc một đơn vị sự nghiệp nhân đạo, thực hiện khoán chi hành

chính sự nghiệp ở mức gần như thấp nhất. Việc lãnh đạo, chỉ đạo còn hình thức, chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thực thi pháp luật, gắn việc thực hiện pháp luật với bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và đối tượng chính sách.

Thứ ba, chưa quan tâm gắn phát triển kinh tế với giải quyết thỏa đáng

các vấn đề công bằng xã hội, giữa nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần, chưa nhận thức đầy đủ vai trò nòng cốt của Nhà nước trong trợ giúp pháp lý; môi trường pháp lý để trợ giúp pháp lý hoạt động còn chưa được bảo đảm, có nơi còn mang tính hình thức, vẫn còn một số rào cản do nhận thức chưa đầy đủ từ phía cán bộ, công chức của một số cơ quan tiến hành tố tụng và cấp chính quyền.

Trong Chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo thời gian qua thông qua việc phân tích thực trạng về khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức tập huấn hoạt động trợ giúp pháp lý, thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, kết quả cung cấp dịch vụ miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí. Đối với mỗi khía cạnh, tác giả đã đi sâu phân tích những kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra những khó khăn, bất cập, hạn chế đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian qua.

Từ thực trạng thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian qua cho thấy, nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy cần có các giải pháp để bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới đạt được hiệu quả cao hơn nữa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)