Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 63 - 68)

Sau 04 năm triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế sau đây:

Thứ nhất, văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý

trong các chương trình giảm nghèo chậm ban hành gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện. Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo bắt đầu thực hiện từ năm 2006 nhưng cuối năm 2007 mới có văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể:

Đối với Chương trình 135 giai đoạn II: chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật đến cuối năm 2007 mới được thực hiện (Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Ngày 20/9/2007, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư số 06/2007/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ

giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010: Ngày 20/8/2007, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

Thứ hai, văn bản hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện hoạt

động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo còn có nhiều bất cập và khó thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện.

Theo Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg thì kinh phí Chương trình 135 giai đoạn II chỉ hỗ trợ cho sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, còn các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động; tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; in ấn, phát hành tờ gấp pháp luật, băng cát xét, cung cấp thông tin pháp luật cho các xã đặc biệt khó khăn do ngân sách địa phương cấp, nhưng trong thực tiễn các địa phương nghèo không có nguồn kinh phí để cấp bổ sung cho Trung tâm trợ giúp pháp lý. Vì vậy, các Trung tâm trợ giúp pháp lý rất khó khăn không có kinh phí để triển khai thực hiện nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ở các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, gây ra tình trạng các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn II nghèo hơn, khó khăn hơn các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhưng được hưởng trợ giúp pháp lý ít hơn các xã thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do không có kinh phí hỗ trợ để thực hiện trợ giúp pháp lý ở các xã này.

Hoạt động trợ giúp pháp lý được giao cho ngành Tư pháp quản lý và triển khai thực hiện, các Trung tâm trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhưng một số địa phương lại giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho các cơ quan khác nhau thực hiện (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc) nên làm ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả hoạt động. Về tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đơn vị được cấp dự toán để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo là Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân các xã thuộc diện đầu tư của các chương trình giảm nghèo. Theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện nhưng khi nhận được kinh phí hỗ trợ, Sở Tư pháp lại giao cho các đơn vị khác trong Sở thực hiện mà không giao cho Trung tâm nên làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các Chương trình giảm nghèo.

Thứ ba, văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong

các chương trình giảm nghèo còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung ảnh hưởng đến việc thực hiện.

Tại đoạn cuối điểm 2.6 mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo quy định: "Mức hỗ trợ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết

định phù hợp với từng xã nhưng mức tối đa 2 triệu đồng/xã/năm" đã gây ra

nhiều cách hiểu khác nhau, làm cho nhiều địa phương lúng túng trong việc phân bổ ngân sách thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Một số địa phương chỉ cấp kinh phí cho sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với mức 2 triệu đồng/xã/năm mà không cấp kinh phí thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý khác hoặc không cấp đủ kinh phí cho Trung tâm trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 1124/2007/QĐ-TTg ngày

27/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2007 để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý. Bộ Tư pháp đã nhiều lần đề nghị với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi nhưng mãi đến ngày 29/03/2010, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới ban hành Thông tư liên tịch số 44/2010/TTLT-BTC-LĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

Thứ tư, việc triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các

chương trình giảm nghèo ở các địa phương còn chậm và chưa bảo đảm yêu cầu. Hầu hết các địa phương chưa thành lập được tất cả Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn thuộc các chương trình giảm nghèo hoặc có một số nơi đã thành lập Câu lạc bộ nhưng chưa được cấp kinh phí hoạt động. Nhiều địa phương chỉ duy trì một số ít Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý được Dự án và Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam hỗ trợ. Trong khi đó, nguồn kinh phí được cấp ưu tiên hỗ trợ thành lập và sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý nhưng nhiều địa phương lại sử dụng chủ yếu cho trợ giúp pháp lý lưu động hoặc in ấn tờ gấp pháp luật hoặc đặt biển thông tin về trợ giúp pháp lý

Thứ năm, việc dự toán, sử dụng kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp

lý trong các chương trình giảm nghèo thực hiện chưa thống nhất. Ngoài kinh phí trung ương hỗ trợ cho một số hoạt động trợ giúp pháp lý và sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, các địa phương phải lập dự toán kinh phí từ ngân sách địa phương bảo đảm cho các hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhưng hầu hết các địa phương chưa chủ động trong việc lập dự toán và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trong việc trình dự toán, theo dõi việc phân bổ để triển khai thực hiện.

Thứ sáu, các địa phương chưa có sự linh hoạt khi triển khai hoạt động

nên chưa chủ động và chưa phát huy được tính chất lồng ghép giữa các hoạt động trợ giúp pháp lý với các chính sách khác trong các chương trình giảm nghèo. Việc độc lập thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý mà thiếu sự phối

hợp như vậy dẫn đến những hạn chế trong việc triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý đến từng địa bàn các xã, không bảo đảm tính đồng bộ về hiệu quả và tác động của các chương trình giảm nghèo trong xã hội.

Thứ bảy, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa tổ chức thực hiện trợ

giúp pháp lý và các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương trong việc hướng dẫn, phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý. Việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các xã thuộc các chương trình giảm nghèo và Trung tâm chưa chặt chẽ nên nhiều xã chưa triển khai thành lập Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý hoặc đã thành lập nhưng chưa hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp, lao động, thương binh và xã hội, dân tộc, tài chính từ trung ương đến địa phương trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo, đặc biệt là trong việc phân bổ kinh phí để triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo.

Thứ tám, đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên là luật sư còn hạn chế về số lượng nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý như: chất lượng thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý nói chung, trong đó có người nghèo và người dân tộc thiểu số, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng còn hạn chế (Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông, Phú Yên, Cao Bằng...); hoạt động của các thành viên của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý còn lúng túng, vì vậy dẫn đến sinh hoạt Câu lạc bộ còn mang tính hình thức, chưa thực sự có hiệu quả, chưa huy động được tất cả những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tham gia …

Thứ chín, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo của các cấp quản lý chưa chủ động, không thường xuyên và thiếu sự chặt chẽ nên chưa phát hiện các vướng mắc bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động tại cơ sở

để đề ra các giải pháp tháo gỡ, kịp thời giải quyết và đánh giá các kết quả hoạt động chưa toàn diện, chính xác.

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 63 - 68)