Kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 83)

Trợ giúp pháp lý là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể hệ thống chính sách xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa và bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Để trợ giúp pháp lý hoạt động thực sự có hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của mình trong công cuộc xóa nghèo về pháp luật cần có nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, hạn chế đang tồn tại. Một trong những giải pháp cơ bản, cần được ưu tiên và cần có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành là củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

Sau gần 05 năm triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, công tác kiện toàn mạng lưới Trung tâm và Chi nhánh đã đặc biệt được chú trọng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hầu hết các địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã rà soát các yêu cầu của Luật, các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm và tiến hành củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, bố trí thêm biên chế để có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; ban hành Quy chế tổ chức và

hoạt động; thành lập các Phòng chuyên môn và Chi nhánh tại cấp huyện, bổ nhiệm Giám đốc; các chức danh lãnh đạo theo nội dung và tinh thần của Luật Trợ giúp pháp lý, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm (Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008) và liên Bộ: Tư pháp, Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07/11/2008 hướng dẫn về tổ chức, biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Hầu hết các Trung tâm đều đã được kiện toàn bộ máy lãnh đạo và thành lập các phòng chuyên môn. Qua theo dõi báo cáo của các địa phương, đến nay đã có 63/63 Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc, 13 Trung tâm bổ nhiệm từ 02 Phó Giám đốc trở lên, còn 12/63 Trung tâm chưa có Phó Giám đốc (chiếm 19,04%). Toàn quốc có 120 phòng chuyên môn và 161 Chi nhánh (trung bình mỗi Trung tâm có từ 2 - 3 phòng, Chi nhánh). Đa số Trung tâm được bố trí trong cơ cấu tổ chức gồm 02 Phòng: Phòng nghiệp vụ và Phòng Hành chính - Tổng hợp, một số địa phương thành lập từ 03 - 04 phòng nghiệp vụ để bảo đảm tính chuyên môn hóa, tách hoạt động quản lý hành chính nhà nước với các hoạt động mang tính tác nghiệp. Về tiêu chí thành lập, phần lớn dựa trên lĩnh vực pháp luật, có địa phương dựa trên hình thức trợ giúp pháp lý hoặc theo phương thức quản lý theo địa hạt, lãnh thổ. Tuy nhiên, vẫn còn 7/63 tỉnh chưa tiến hành thành lập (chiếm 11,1%) do chưa có đủ Trợ giúp viên pháp lý và biên chế mặc dù Đề án được phê duyệt đã xác định trong cơ cấu của Trung tâm có các Phòng và Chi nhánh. Đã có 42/63 tỉnh tiến hành bổ nhiệm Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ (chiếm 66,6%). Nhiều địa phương đã tiến hành thành lập các Chi nhánh ở địa bàn cấp huyện, thậm chí có địa phương thành lập Chi nhánh tại tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện (Lào Cai, Đồng Nai…); đã có 53/63 Trung tâm tiến hành bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh (chiếm 84,12%), trong đó có 26/63 Trưởng Chi nhánh chuyên trách (chiếm 41,3 %); 27/63 Trưởng Chi nhánh do lãnh đạo Phòng Tư pháp kiêm nhiệm (chiếm 42,8%).

Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý đã tăng lên đáng kể, nhất là người có trình độ Cử nhân luật. Số lượng cán bộ trong biên chế của các Trung tâm dự kiến sẽ tiếp tục được nâng lên trong những năm tiếp theo cùng với việc kiện toàn các Phòng chuyên môn và thành lập các Chi nhánh theo Đề án quy hoạch mạng lưới. Đến nay, trong toàn quốc tổng số biên chế của Trung tâm và Chi nhánh là 885 người, trong đó có 304 Trợ giúp viên pháp lý. Nhìn chung, các Trung tâm đã được củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ thường có 15 biên chế, trong đó có khoảng 80% - 90% có trình độ Cử nhân Luật, một số Trung tâm được bố trí trên 30 biên chế (Cần Thơ: 39, Quảng Nam: 38; Hà Nội: 58). Tuy vậy, cũng còn một số Trung tâm mặc dù Đề án kiện toàn đã được phê duyệt nhưng do thiếu nguồn cán bộ để tuyển dụng nên đến nay vẫn chỉ có từ 05 - 07 biên chế (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum).

Một số địa phương, việc củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ chức thực

hiện trợ giúp pháp lý, xây dựng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý còn chậm so với tiến độ đề ra hoặc lúng túng trong việc tổ chức thực hiện, thiếu nguồn để bổ sung. Lãnh đạo Trung tâm vẫn còn kiêm nhiệm, chưa kiện toàn được bộ máy lãnh đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm và Chi nhánh; có rất ít Trợ giúp viên pháp lý nhưng lại không có nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn Trợ giúp viên pháp lý.

Để ổn định cơ cấu tổ chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý, các cơ quan chức năng cần nghiêm túc thực hiện Đề án Quy hoạch mạng lưới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm cần được sắp xếp ổn định, hạn chế tối đa việc luân chuyển, đặc biệt là những cán bộ đã được đào tạo và bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý.

Ngoài ra, các Trung tâm cũng chú trọng việc xây dựng và phát triển mạng lưới cộng tác viên từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã, trong đó đặc biệt

chú trọng các cộng tác viên cấp xã trên tất cả các lĩnh vực trợ giúp pháp lý để khắc phục tình trạng thiếu biên chế, huy động các nguồn lực xã hội tham gia trợ giúp pháp lý theo chủ trương xã hội hóa. Căn cứ vào tiêu chuẩn theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các Trung tâm đều quán triệt chỉ ký hợp đồng với những cộng tác viên có năng lực, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý nên hầu hết các cộng tác viên của Trung tâm là những người có kiến thức hiểu biết pháp luật nhưng lại kiêm nhiệm (cán bộ, công chức đang làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc làm việc trong các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: cơ quan địa chính, cơ quan lao động thương binh xã hội, cơ quan tài chính, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp...), luật sư, tư vấn viên pháp luật. Do đó, thời gian dành cho công tác trợ giúp pháp lý không nhiều, không chủ động được, cá biệt có các vụ kéo dài phải trả lại, thay người. Đến nay, trong toàn quốc đã có 8.535 Cộng tác viên (2.173 ở cấp tỉnh; 3.043 ở cấp huyện và 3.319 ở cấp xã); 1.045 người là luật sư, 150 người là tư vấn viên pháp luật (trung bình mỗi Trung tâm có khoảng 135 cộng tác viên).

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)