Hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 29 - 34)

Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm giải quyết những bức xúc của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tất cả các Nghị quyết đại hội của Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo.

Đại hội VII của Đảng năm 1991 thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, một trong bốn nội dung của mục tiêu tổng quát của chiến lược là: "Phấn đấu xóa nạn đói, giảm số người nghèo khổ, giải quyết vấn đề việc làm, bảo đảm các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân" [30, tr. 157].

Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm. Tuy vậy, đói nghèo vẫn còn phổ biến và nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo được Nghị quyết của Đại hội VIII của Đảng năm 1996 tiếp tục khẳng định:

"Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả" [24, tr. 115] để "thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư" [24, tr. 114].

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng năm 2001 đã khẳng định: "Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo" [25, tr. 163]. Mục tiêu chiến lược xóa đói, giảm nghèo thời kỳ 2001 - 2010 do Đại hội IX đề ra là: "Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo" [25, tr. 211-212].

Nghị quyết Đại hội X của Đảng năm 2006 đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo:

Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo [28, tr. 217].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh: "Từng bước mở rộng cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo" [29].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định một trong những nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015 là:

Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân [31, tr. 321].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 xác định: "Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lượng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số"và "thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn" [31].

Như vậy, trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo toàn diện gắn với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một chủ trương lớn của Đảng, luôn được Đảng, nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, một quyết sách và một chương trình hành động quan trọng và đặt công tác này như một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói, giảm nghèo thực sự là một cuộc cách mạng xã hội mang tính nhân văn sâu sắc.

Để thực hiện các nghị quyết của Đảng về xóa đói, giảm nghèo, ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo đến 2010 nhằm mục đích chung là "tạo môi

trường tăng trưởng nhanh, bền vững và xóa đói, giảm nghèo", trong đó trợ

giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách được coi là một trong những chính sách của Chiến lược và xác định rõ mục tiêu của chính

sách trợ giúp pháp lý là "hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật" [12].

Để tiếp tục thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, trong đó khẳng định trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những chính sách giảm nghèo. Ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý và ngày 12/01/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý. Ngày 21/10/2008, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng nhằm đưa chủ trương xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống và thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các Chương trình giảm nghèo ở nước ta.

Theo Luật Trợ giúp pháp lý và hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 thì các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, kiến nghị...) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật nhằm giúp người được trợ giúp pháp

lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật, đáp ứng các nhu cầu trợ giúp pháp lý phong phú, đa dạng và ngày một tăng của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội được tiếp cận với dịch vụ pháp lý để họ tham gia phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Mục tiêu của hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo nhằm bảo đảm cho 95% người dân và 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí. Để thực hiện mục tiêu trên, các chương trình giảm nghèo xác định hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được thực hiện theo Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời hỗ trợ các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc các Sở Tư pháp triển khai thực hiện một số hoạt động sau đây:

- Khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân về mức độ hiểu biết về trợ giúp pháp lý cũng như lĩnh vực pháp luật có nhiều nhu cầu trợ giúp pháp lý để xác định số người thuộc diện trợ giúp pháp lý. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Trung tâm xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo;

- Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở các xã nghèo, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các chương trình giảm nghèo bằng các hình thức: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải giải quyết tranh chấp và kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;

- Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương để nâng cao chất lượng và hiệu quả trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở địa phương; - Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận và hưởng trợ giúp pháp lý;

- Thành lập và hướng dẫn các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở các xã nghèo và các xã đặc biệt khó khăn tổ chức sinh hoạt, tạo điều kiện cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trợ giúp pháp lý để tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật, giải quyết vướng mắc pháp luật và vụ việc đơn giản ngay tại cơ sở;

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhất là các quy định liên quan đến chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người dân tại các xã, thôn, bản thuộc diện hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Hoạt động trợ giúp pháp lý các chương trình giảm nghèo (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)