Chỉ đạo thực hiện đúng pháp luật trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc và đổi mới quản lý nhà nƣớc đố

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 81 - 82)

xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc và đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc

Để thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, cần bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh chính sách đối với người lao động dôi dư sau cổ phần hóa doanh nghiệp trong một số năm để tạo điều kiện để công ty cổ phần thực hiện việc sắp xếp lại cơ cấu lao động; tiếp tục thực hiện quyền kế thừa các hợp đồng thuê nhà, thuê đất, ngành nghề kinh doanh để ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần nâng mệnh giá cổ phần bán đấu giá; đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển thị trường chứng khoán, mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. Thực hiện niêm yết các doanh nghiệp có đủ điều kiện trên thị trường chứng khoán, gắn việc phát hành cổ phiếu với niêm yết công khai trên thị trường, phát triển hệ thống của tổ chức tài chính trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Áp dụng các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp cổ phần về chiến lược kinh doanh, quy hoạch, tài chính, thuê đất, quản lý phần vốn nhà nước; xúc tiến thương mại, xúc tiến và phân phối đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các cán bộ quản lý và cổ đông, giúp họ hiểu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ

78

đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc, thủ tục trình tự tổ chức đại hội đồng cổ đông, thông qua các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần. Thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động của một số ngành nghề đòi hỏi chuyên môn sâu, ít cơ sở tổ chức, đào tạo. Có cơ chế về kinh phí để công ty cổ phần tự tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ xây dựng chiến lược, dự báo, nắm chắc thông tin thị trường, ngành hàng, địa bàn, kể cả những biến động chính trị để có giải pháp xử lý kịp thời, khôn ngoan, hiệu quả; chủ động đổi mới mạnh mẽ tổ chức quản lý, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động khoa học, đổi mới công nghệ, hạch toán chi phí sản xuất, giá thành nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; tổ chức tốt mạng lưới phân phối, khuyến mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt chú ý đến xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Mặt khác, cũng cần đẩy mạnh những hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài chính đối với công tác sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; nâng cao tính công khai, minh bạch và thị trường trong quá trình cổ phần hóa, để ngăn ngừa những hành vi tiêu cực, làm thất thoát tài sản nhà nước. Đẩy mạnh hoạt động của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng để giải quyết công nợ, tài sản được loại trừ khoản giá trị doanh nghiệp; tăng cường xác định giá trị tài sản bằng kiểm toán Nhà nước, xác định giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật Đất đai; nâng cao vai trò quản lý nhà nước qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chức năng chủ sở hữu của các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đối doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 81 - 82)