Tăng cƣờng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 89 - 90)

doanh nghiệp nhà nƣớc

Việc giám sát, đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, biện pháp và được tiến hành ở nhiều cơ quan khác nhau.

Về chủ thể, trước hết, sự giám sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Tổng công ty đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý nhà nước của mình, cụ thể: Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thực hiện chức năng giám sát đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty thành viên hạch toán độc lập; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giám sát đối với các tổng công ty, công ty nhà nước độc lập thuộc thẩm quyền địa phương quản lý; các Bộ, cơ quan ngang Bộ giám sát đối với tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập do Thủ tướng chính phủ hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ thành lập. Đồng thời, sự giám sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được tiến hành bởi những người quản lý, người lao động, các cổ đông, các tổ chức đoàn thể xã hội trong doanh nghiệp. Với tư cách người đại diện cho phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức là chủ sở hữu được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền, thực hiện việc giám sát và

86

đánh giá hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Về hình thức, việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khá đa dạng, có thể là sự giám sát trực tiếp từ bên trong doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài do chủ sở hữu và cơ quan quản lý thực hiện; có thể là giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác theo quy định của pháp luật và chủ sở hữu. Hoạt động giám sát được tiến hành trong suốt cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước: trước, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp (hậu kiểm). Mỗi hình thức giám sát này đều có ý nghĩa, vai trò và tác dụng riêng, được tiến hành theo trình tự chặt chẽ do pháp luật quy định, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở các chỉ tiêu cụ thể, gồm: Doanh thu và thu nhập so với năm trước; lợi nhuận thực hiện và tỉ suất lợi nhuận thực hiện trên phần vốn nhà nước, nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; việc chấp hành pháp luật hiện hành; tình hình thực hiện việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Trên cơ sở đó, chủ thể đánh giá có cơ sở để xếp loại doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 89 - 90)