83
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết, hiệu quả thấp. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn khá phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một rong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, nhiều hành vi tham nhũng đã được thực hiện, đã có một số vụ án lớn được phát hiện và đưa ra xét xử. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do cơ chế quản lý, giám sát chưa chặt chẽ và chưa có hiệu quả, việc tham nhũng trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khá phổ biến, với nhiều dạng hành vi khác nhau, điển hình là một số người có thẩm quyền thao túng để đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, sau đó mua hầu như toàn bộ cổ phần bán lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa. Tình trạng đó đã làm Nhà nước thất thoát hàng trăm tỷ đồng.
Vì vậy, để việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả, cần gắn quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng. Trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, cần đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trước hết, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ, chấn chỉnh công tác thi tuyển công chức, luân chuyển cán bộ, chú trọng thanh tra xử lý tham nhũng trong thi tuyển, tiếp nhận cán bộ; thí điểm và tiến tới mở rộng thi tuyển công khai một số chức danh cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan tới việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước để xảy ra tham nhũng,
84
lãng phí nghiêm trọng; quy định về miễn nhiệm, bổ nhiệm cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ người có dấu hiệu tham nhũng để thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý.
Bảo đảm minh bạch, công khai tài sản thu nhập của Đảng viên, cán bộ, công chức có liên quan tới hoạt động đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản và xác minh bản kê khai, việc giải trình nguồn gốc tài sản theo yêu cầu của tổ chức có thẩm quyền, theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử nhằm bảo đảm sự liêm chính của cán bộ, công chức; khẩn trương ban hành quy tắc ứng xử theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng để cấm sử dụng công quỹ làm quà tặng, chiêu đãi, tiếp khách không đúng quy định; xác định mối quan hệ giữa người thực hiện công vụ với doanh nghiệp là đối tượng quản lý, giữa người lãnh đạo doanh nghiệp với cán bộ cấp dưới; quy định nghĩa vụ công chức khước từ ưu ái dành cho bản thân và gia đình. Từng doanh nghiệp cũng cần xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử phù hợp với đặc thù của mình để đưa hoạt động của doanh nghiệp vào quy củ, nền nếp, có văn hóa. Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, công sở; chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm công, chấn chỉnh công tác thu chi ngân sách; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các định mức tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, trang bị tài sản, phương tiện đi lại, thiết bị làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời, để đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, cần đảm bảo sự công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp và những cơ quan có thẩm quyền trong chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện và công khai hóa các chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng lao động, ngân sách và tài sản công trong các doanh nghiệp nhà nước; nghiên cứu ban hành luật đảm bảo quyền được thông tin của công dân.
85
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh quy mô, mức độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý vốn, tài sản nhà nước và nhân sự tại doanh nghiệp nhà nước; xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát tài chính, phát huy quyền giám sát của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng xảy ra trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.