Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 77)

thời gian tới

Trong thời gian vừa qua, sau đổi mới, nhìn chung các doanh nghiệp nhà nước đều có bước phát triển nhất định, hoạt động có hiệu quả hơn, đời sống của người lao động được đảm bảo và có thu nhập ổn định và cao hơn trước. Tuy nhiên, để bảo đảm sự ổn định của sự phát triển doanh nghiệp, đồng thời có thể thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đổi mới, cũng cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước trong doanh nghiệp.

Trước hết, cần xây dựng quy chế quy định cụ thể về việc cử người đại diện phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp sau đổi mới; về nghĩa vụ và quyền hạn của đại diện sở hữu nhà nước tại các công ty cổ phần, tiêu chuẩn, chế độ quyền lợi của người đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần; về trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, đặc biệt đối với những công ty có trên 50% vốn nhà nước; về quyền, nghĩa vụ và cơ chế ứng xử của các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp.

Đồng thời, cần khẩn trương hoàn chỉnh cơ chế giám sát hoạt động của công ty cổ phần; bổ sung quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Cũng cần phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý

74

đố với doanh nghiệp nhà nước, chấm dứt tình trạng chồng chéo về chức năng như hiện nay. Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Chủ sở hữu có quyền thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi sở hữu, giải thể doanh nghiệp; ban hành điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với những người quản lý chủ chốt của doanh nghiệp; quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và kế hoạch trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp; phê duyệt các dự án đầu tư; quyết định nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Xây dựng cơ chế tài chính theo Luật Doanh nghiệp, nhằm bảo đảm sự minh bạch về tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước sau đổi mới. Có cơ chế hội tụ nguồn vốn tín dụng để các doanh nghiệp nhà nước sau đổi mới xác lập được quyền sở hữu tài sản.

Cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, hình thành khung pháp lý đồng bộ, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng quan hệ cung - cầu, nâng cao hiệu quả, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; có cơ chế bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng, cùng phát triển; quy định kiểm soát hoạt động và điều tiết lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước; ban hành quy chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước theo hướng khuyến khích doanh nghiệp nhà nước trong việc tích cực đổi mới, hiện đại hóa công nghệ; tăng quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quyết định đầu tư. Chính phủ cần khẩn trương ban hành nghị định về quản lý lao động, tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước, về chế độ đãi ngộ, chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước.

75

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)