Nhà nƣớc thành lập doanh nghiệp nhà nƣớc để hoạt động đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và hoàn thành sứ mệnh chính trị

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 26 - 27)

đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và hoàn thành sứ mệnh chính trị

Như đã phân tích trên đây, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó có phần vốn nhà nước chiếm đa số. Chính vì vậy, nội dung của việc quản lý nhà nước chính là thành lập doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp này hoạt động, đáp ứng nhu cầu thị trường, hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong xã hội.

Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau: doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước đều hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Quan điểm về doanh nghiệp nhà nước ở nước ta cũng đã có nhiều thay đổi. Trước đây, vào năm 2003 Luật Doanh nghiệp nhà nước quy định "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn" [54]. Tuy nhiên, hiện nay, do quan điểm của Đảng và Nhà nước đã có sự thay đổi, doanh nghiệp nhà nước đã không còn mô hình công ty nhà nước mà chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và đang dần có những chuyển mình để phù hợp hơn với tình hình kinh tế thị trường hiện nay. Việc thay đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước như trên nhằm mục đích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác có vốn tư nhân được hoạt động và cạnh tranh bình đẳng, xóa bỏ bớt những đặc quyền, ưu ái đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian trước. Nhà nước vẫn là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng hiện nay, để làm tốt vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu thì đòi hỏi Nhà nước phải là một tổ chức tích cực và độc lập về chính trị. Chính phủ

23

không tham gia vào công việc quản lý hàng ngày của doanh nghiệp nhà nước và phải cho phép các doanh nghiệp quyền tự chủ hoạt động hoàn toàn để đạt được mục tiêu đề ra.

Nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới, trong quá trình xây dựng nền kinh tế nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước ra đời gánh vác nhiệm vụ chính trị, hoạt động trong những lĩnh vực mà Nhà nước không thể giao cho tư nhân hoạt động hoặc nếu giao cho tư nhân hoạt động thì hiệu quả sẽ rất thấp. Nhà nước thành lập doanh nghiệp nhà nước để hoạt động, gánh vác sứ mệnh chính trị, phát triển kinh tế. Đó là mục tiêu đầu tiên mà doanh nghiệp nhà nước hướng tới.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 26 - 27)