Nhà nƣớc quản lý cán bộ hoạt động trong doanh nghiệp nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

nhà nƣớc

Tại doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước là những cán bộ. Những cá nhân này được Nhà nước trao quyền quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở nước ta. Đó là những người trực tiếp điều hành hoạt động của cơ sở phân tích kinh tế - kỹ thuật và hạch toán kinh tế nhằm đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa; đồng thời chịu sự quản lý của Đảng và Nhà nước.

Cán bộ được cử quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước phải bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa nhiều chủ trương, chính sách chung của Nhà nước; đồng thời, phát huy trách nhiệm, có nhiều cách làm mới, tiến bộ, dân chủ, công khai, đảm bảo nguyên tắc quản lý… góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp, bảo

28

toàn và phát triển vốn nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cũng không ít những hạn chế tồn tại mà người được cử đại diện phần vốn mắc phải. Một số cán bộ được cử quản lý phần vốn còn chậm phát hiện những vướng mắc, chưa kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong tổ chức phối hợp điều hành; khi phát hiện chưa xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm trong quản lý; một số đơn vị còn để hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao vượt mức quy định; công tác kiểm tra thực hiện nghị quyết về đầu tư xây dựng của cấp ủy đảng chưa quyết liệt; nhiều dự án xây dựng mỏ hầm lò, hệ thống vận tải từ các mỏ ra các bến cảng, hay các dự án hạ tầng, bất động sản, bauxít và điện chưa đạt tiến độ kế hoạch đề ra; phương thức huy động vốn cho đầu tư các dự án còn thụ động, chậm đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với thực tế; việc cập nhật kiến thức, tiếp cận cơ chế, chính sách mới trong chuyển đổi mô hình, chế độ trách nhiệm theo tinh thần đổi mới doanh nghiệp còn chậm. Việc cử người được cử quản lý phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành về quản lý doanh nghiệp trên cơ sở luật doanh nghiệp và các quy định của Nhà nước về quản lý vốn, đồng thời người được cử quản lý phần vốn của Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Người được giao quản lý vốn có trách nhiệm tiến hành tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo chức năng và quyền hạn, thực hiện đúng quy định về chế độ tài chính nhà nước; chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng ủy doanh nghiệp, và có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Đảng ủy. Người được quản lý phần vốn cần chủ động, đề xuất với cấp ủy đảng đơn vị, đảng ủy những vướng mắc, mâu thuẫn và tính không phù hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Họ cũng phải chủ trì và quyết định theo thẩm quyền ban hành quy chế, quy định, quy trình và các văn bản pháp lý theo đúng thẩm quyền, phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị. Đồng thời, cần chủ động tập hợp, phát hiện mâu thuẫn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung, sửa đổi những quy định không phù hợp, gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp… Đồng thời, người được giao quản lý

29

phần vốn ở các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các chức danh quản lý, kiểm soát tại doanh nghiệp, bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thông suốt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Đối với quyền lợi, người được cử quản lý phần vốn của Nhà nước được hưởng theo quy định chung của Nhà nước và quy định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ phải xử lý theo quy định chung về cán bộ, viên chức và đảng viên.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 31 - 33)